Điển hình của xu hướng này là sự kiện đám cưới giữa hai chàng trai đồng tính Nguyễn Hoàng Bảo Quốc và Trương Văn Hên ở Kiên Giang ngày 16/5. Sau đó hai chàng đã bị♛ chính quyền địa phương "tuýt còi" vì cho rằng vi phạm luật hôn nhân gia đình. Vụ việc này đã làm dấy lên làn sóng phản đối trong cộng đồng người đồng tính.
Trung tâm ICS (một tổ chức về quyền lợi người đồng tính, song tính và chuyển giới lớn nhất Việt Nam) đã lên tiếng bênh vực đám cưới trên vì cho rằng việc tổ chức tiệc cưới mà không đăng ký kết hôn như thế là hoàn toàn không vi phạm pháp luật. I🌠CS cũng hoan nghênh hai chàng đồng tính đã can đảm vượt qua kỳ thị của xã 🦄hội để sống thực với chính mình.
Hàng trăm người hiếu kỳ đến xem đám cưới của hai chàng trai đất Hà Tiên. Ảnh: TP. |
Trước đó vào trung tuần tháng 2, đám cưới giữa hai cô gái Nguyễn Vạn Nhất (20 tuổi) và Nguyễn Thị Như (21 tuổi) tại Cà Mau cũng thu hút nhiều người hiếu kỳ đến xem. Năm 2010, cặp teen nữ ở Hà Nội cũng mạnh dạn tổ chức hôn lễ ๊với khoảng 100 khách mời.
Nhiều năm nghiên cứu lĩnh vực tâm lý giới tính, ông Nguyễn Trung Nguyên, chuyên viên tâm lý trị liệu người lớn và trẻ em, Viện Nghiên cứu tâm lý học thực hành cho rằ𒉰ng những lễ cưới nói trên mới chỉ là "phần nổi", thực tế còn rất nhiề🍃u người đồng tính muốn kết hôn nhưng không dám công khai vì sợ bị tẩy chay.
Theo ông Nguyên, không phải "hiện tượng" đồng tính bây giờ mới rộ lên mà nó tồn tại trong mọi thời đại của xã hội loài người, chẳng qua ngày nay những người đồng tính có xu hướng mạnh dạn hơn trong việc công khai bản thân mà thôi. "Thay vì một mình cô độc thì họ tập hợp thành cộng đồng và nắm tay n♔hau tạo nên sức mạnh tập thể để đòi quyền lợi chính đáng cho mình", ông nói.
Hiện chưa có thống kê chính thức về số lượng người đồng tính ở Việt Nam. Có một khảo sát của bác sĩ Trần Bồnཧg Sơn ước tính cả nước có khoảng 70.000 người nam đồng tính. Trong khi một nghiên cứu khác do tổ chức phi chính phủ Care thực hiện tại Việt Nam nói con số n🍸ày khoảng 50.000 đến 125.000.
Nguyễn Thị Trúc Phương là một người thuộc giới tính thứ ba cho biết bạn luôn mong mỏi được xã hội thừa nhận và được tự do kết hôn với người mà bạn yêu thương. Ảnh: nhân vật cung cấp. |
Theo ICS, hiện nay thế giới có 19 quốc gia và vùng lãnh thổ đã công nhận hôn nhân đồng giới là hợp pháp. Bên cạnh đóﷺ 44 nước khác cũng chấp nhận hai người đồng giới đăng ký sống hợp pháp cùng nhau dưới những hình thức hôn nhân dân sự, quan hệ có đăng ký, quan hệ gia ꩲđình... có đủ quyền lợi như vợ chồng dị tính khác. Trong đó nhiều cặp đồng tính nhận con nuôi hoặc sinh con bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo từ tinh trùng/trứng của một trong hai người.
Thạc sĩ Lê Quang Bình, Viện trưởng Viện nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường cho rằng người đồng tính ở Việt Nam vẫn đang bị kỳ thị. Ngay các bậc cha mẹ khi nghe con thừa nhận là người đồng tính đều cảm thấy sốc.
Các công trình nghiên cứu khoa học quy mô toàn cầu ghi nhận có hai dạng đồng tính: giả và thật. Trong đó đồng tính giả là sự ngộ nhận, trào lưu, ảnh hưởng từ người khác; 𝄹đồng tính thật là bẩm sinh và không phải là bệnh nên không cần ch🥀ữa trị, càng không phải là tệ nạn hay đua đòi.
Nhìn nhận thực tế cộng đồng người đồng tính ngày càng mở rộng, cùng với nhu cầu muốn được kết hôn và chung sống với nhau ngày càng tăng, trong khi Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam vẫn còn nhiều bất cập hạn chế, vừa qua Bộ Tư ph👍áp đã có công văn gửi các tổ chức xã hội để lấy ý kiến đóng góp về vấn đề này.
Khảo sát của ICS trên 5.000 thành viên cộng đồng người đồng tính về vấn đề hôn nhân. Ảnh chụp màn hình. |
Theo khảo sát hồi tháng 6 của Tổ chức ICS hỏi 🌠ý kiến 5.000 người đồng tính về vấn đề hôn nhân, có 71,1% muốn kết hôn vớ🌼i người đồng giới, 24,7% muốn chung sống có đăng ký, chỉ 4,2% chấp nhận chung sống không đăng ký.
Bày tỏ chính kiến của mìn🤪h, Trung tâm ICS cho rằng, hôn nhân cần được xem là quyền tự do chính đáng của mỗi con người, dù họ thuộc giới tính nào. Nếu được pháp luật công nhận, người đồng tính sẽ được đảm bảo về quyền cá nhân, nhất là trong quá trình chung sống với nhau việc phát sinh quan hệ về nhân thân, tài sản và con cái là có thật nên cần được pháp luật bảo vệ. Thêm vào đó việc thừa nhận hôn nhân đồng giới với những ràng buộc về mặt pháp luật có thể hạn chế vấn đề về tệ nạn xã hội, nhất là mại dâm nam dẫn đến lây truyền HIV.
Xét phương diện khác, chuyên viên tâm lý Nguyễn Trung Nguyên lo ngại về vấn đề xã 🅷hội, văn hóa truyền thống của người Việt hiện nay chưa thể chấp nhận hôn nhân đồng tính. Vì thế theo ông việc này cần phải có một quá trình từ truyền thông, thay đổi nhận thức xã hội rồi mới đến thay đổi luật pháp để khôn🐭g gây "sốc".
Ông Nguyên cho rằng sở dĩ nhiều người vẫn chưa chấp nhận hᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚôn nhân đồng tính bởi vì mối lo sẽ làm lây lan đồng tính "giả", dẫn đꦫến ngộ nhận trong giới trẻ và làm rối loạn xã hội.
Trong tình hình hiện nay vị chuyên viên tâm lý khuyến ꦜnghị, trước khi sửa đổi luật, các cơ quan chức năng cần phải lập ra một tổ chức chuyên giám định về vấn đề đồng tính và giả. "Chỉ những người đồng tính thật, bẩm sinh thì nên được kết hôn, còn đồng tính giả thì cần phải được điều trị tâm lý", ông Nguyên nói
Liên quan đến vấn đề này, Tổ chức Pflag Việt Nam sẽ tổ chức buổi toạ đàm chủ đề “Lên tiếng bảo vệ Quyền cho người thân” với khách mời là các chuyên gia trong lĩnh vực vận động chính sách vì quyền của người đồng tính, nhà tâm lý học, nghệ sĩ, cha mẹ, người thân, bạn bè🏅 của người đồng tính để thu thập ý kiến về việc sửa đổi Luật Hôﷺn nhân và gia đình.
Thi Trân