Tắc mạch ối có thể xꦍảy ra khi đầu ối đã vỡ hoặc chưa vỡ, phổ biến nhất là trong gian đoạn cuối của cuộc đẻ, có thể khi thai vừa xổ.
Yếu tố thuận lợi gây tắc mạch ối là cơn co tử cung mạnh (khiến nước ối thấm vào khoang giữa tử cung và rau - màng ối) và việc các mạch máu ở thành tử cung mở ra. Khi cơ tử cung giãn, các mạch máu mở rộng có tác dụng như những ống hút, hút nước ối vào mạch. Khi c๊ơ tử cung co lại, máu và nước ối được đẩy theo đường tĩnh mạch của tử cung vào tĩnh mạch chậu rồi về tim. Tim đẩy máu có lẫn nước𓄧 ối lên phổi, làm tắc các động mạch ở phổi; nên gọi là tắc mạch (phổi) do nước ối.
Khi tai biến xảy ra, có thể tìm thấy các yếu tố hữu hình của nướcꦬ ối (như tế bào bong ra từ thai, lông tóc của thai, các chất bã tiết ra từ da thai nhi...) trong động mạch của sản phụ. Khi có các yếu tố này, chẩn đoán tắc mạch ối là hoàn toàn chính xác.
Các yếu tố vô hình của nước ối làm rối loạn đông máu. Do máu không tự cầm được ﷽khi bong rau và xổ sau, sản phụ bị băng huyết ồ ạt; máꦓu chảy ra không đông lại. Nếu rau chưa bong hay chưa xổ ra thì không thấy có triệu chứng băng huyết.
Nguy hiểm cho cả mẹ lẫn con
Nhì💎n chuꦯng, khi xảy ra tắc mạch ối, sản phụ sẽ đột ngột có các triệu chứng điển hình sau:
- Đau ngực, khó thở kịch liệt.
- Có cảm giác cái chết đang đến gần và nhanh.
- Băng huyết dữ dội (tử cung có thể vẫn co tốt), choáng, 🦩trụy mạch nhanh chóng và tử vong cũng rất nhanh.
Vì tai biến này hay xảy ra đột ngột và tiến triển nhanh nên hầu hết bệnh nhân đều tử vong. Nếu thai chưa xổ thì hầu 𝕴hết thai nhi không được cứu kịp. Ở các nước có trang bị hiện đại, người ta có thể mổ ngay để cứu thai n🍌hưng tính may rủi cũng rất lớn.
Trường hợp bệnh tiến triển chậm hơn thì có thể mở lồng ngực người mẹ, tìm và lấy đi khối huyết tắc ở động mạch để cứu mẹ. Tuy nhiên, trong thế kỷ 20 chỉ có một trường hợp may mắn như vậy; đó là một sản phụဣ ở Pháp.
GS Đỗ Trọng Hiếu, Sức Khỏe & Đời Sống