Má tôi mồ côi mẹ nên từ nhỏ sống với bà cố. Nhà cố nghèo lắm, ăn bữa nay phải lo bữa mai, nên🍃 tuổi th𝓀ơ của má vất vả nhiều. Và như thế, chuyện được đi học đến nơi đến chốn cũng là niềm mơ ước của má, vì ông ngoại chỉ đủ khả năng lo cho cậu hai đi học mà thôi.
Ông ngoại thương con nên cũng ráng cho má đi học để biết viết tên mình. Lâu lâu thì ꦚcố hỏi "mày biết đọc biết viết chưa?". Lý do là cố chỉ cho má đi học đến khi biết đọc biết viết là nghỉ, không học nữa. Cái thuở mà "con gái học nhiều để làm gì" cộng thêm hoàn cảnh nghèo khổ của thời chiến nên buộc lòng má phải dừng lại ở lớp ba trường làng. Má nhường phần lại cho cậu hai học, dù rằng má rất ham học. Cô giáo có đến xin cho má học tiếp. Cô giáo khen má học giỏi nhưng cố lắc đầu buồn man mác mà không trả lời...
Nhớ có lần anh em tôi đòi má mua cặp sách đi học, má kể: "Hồi nhỏ, má ham học lắm, muốn có cái bìa đệm để đi học mà đâu có tiền để mua". Rồi ước mơ đó cũng trở thành hiện thực, các cô ở xóm cho má cái bìa đệm cũ, mà nó ▨chỉ còn có một nửa, vì bìa đệm hồi xưa có kiểu gấp lại, khi sử dụng thì mở ra, lâu ngày cũ lại nó rách làm đôi. Vậy mà má xem đó là món quà quý, má vui lắm... Thương má!
Khi má lên mười phải đi ở mướn coi em cho người ta ở Sài 🦂Gòn. Được dăm ba năm, cố lên dắt má về cho đi học nghề may (chỉ là gửi đi phụ tiệm rồi học lóm thôi). Cố nói cho má biết may vá đặng sau này đi lấy chồng còn có cái nghề mà kiếm sống. Có lần𒉰 thấy mấy đứa tụi tôi ăn bánh tráng muối, má nói bây giờ anh em tụi bây ăn bánh tráng chơi chứ hồi má lên bảy tám tuổi, sáng thức dậy sớm đi liểng trầu mướn hoặc xé lá chuối khô đổi bánh tráng bìa (là phần mà người ta cắt bỏ cho cái bánh tráng được tròn đẹp) để dành mà ăn...
Mười tám tuổi, gói thanh xuân lại, má đi làm dâu. Nghe má kể về c🌱ái khoảng thời gian này sao mà khổ đến vậy. "Lần mang bầu anh tư tụi bây, bụng lớn vượt mặt rồi mà phải đi chợ đám giỗ. Đi chợ xong là má đâu có về nhà nổi vì đau đẻ quá phải ngồi bệt ở gốc cây gõ, người ta đi ngang thấy vậy đưa giúp má đi trạm xá để sanh", má kể.
"Lấy chồng sớm làm gì để lời ru thêm buồn", không ít lần má cũng tủi phận, cay đắng lắm. Má nói, có lần bị cô tôi mắng "Gối rơm theo phận gối rơm. Có đâu dưới thấp lại trèo lên cao". Rồi thì những ngày mưa gió, má kể lúc đó trồng rau tía tô, rau húng quế bán. Chiều muộn làღ đi cắt rau xếp vô trạc sẵn rồi phơi sương, tới khuya độ hơn 12 giờ đêm là dậy gánh qua chợ Bà Điểm, để bán cho bạn hàng. Những bữa mưa dầm, hạt mưa rớt trên tàu chuối nghe lộp độp, chỉ muốn ngủ thôi nhưng phải dậy để đem rau đi bán cho kịp bu☂ổi chợ. Bán xong, quẩy đôi quang gánh trở về nhà là khoảng 3 giờ sáng, má được ngủ tiếp đến 5 giờ rồi dậy. Công việc của ngày mới đang đợi má ở ngoài kia...
Má đi ngang qua gian khổ để nuôi chục đứa con nên người thật không phải là điều dễ dàng gì. Má tôi đã đổi cả thᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚanh xuân để bảo bọc gia đình, giấc ngủ của má ít lại, đôi chân chạy chợ nhiều hơn, bàn tay má chai sạm và những đầu móng lúc nào cũng cùn... Những năm học phổ thông, cứ đầu năm là anh em tôi đều đặn nộp đơn xin giảm học phí vì nhà đông con, nhưng không vì thế mà má chịu cho đứa nào nghĩ học... Mỗi một mùa hè trôi qua là tóc má thêm ít sợi bạc và vài nếp nhăn trên trán, vì phải vất vả làm thêm để có tiền học phí đầu năm cho sắp các con...
Tần tảo nuôi anh chị em tôi khôn lớn, má nói lúℱc tụi bây còn nhỏ, cực lắm mà nhà lại khổ, má chỉ có hai cái quần đen thay qua thay lại. Lúc khoảng sau này, nhà mình cũng đỡ hơn một chút, tôi hỏi má không thích sửa soạn sao, má trả lời "má cũng biết xanh đỏ tím vàng là đẹp chứ, mà con cái còn nhỏ quá sao dám xài cho mình, riết rồi quen"... Nhưng nhìn vào ánh mắt hiền hậu và cam chịu đó, tôi biết má cũng từng có những ắp ủ nhưng khéo đơm kết lại và gửi nó vào tương lai của những đứa con mình... Những buổi sớm mai, khi nhìn tôi mặc áo dài trắng đi học, ánh mắ💯t và nụ cười của má bước cùng tôi đến trường...
Sau này tôi tốt nghiệp đại học rồi đi làm, má thường dặn ra xã hội phải biết sửa soạn cho đàng hoàng, mình phải tươm tất và thanh lịch thì người ta không khi dễ, với lại như vậy cũng là tôn trọng người khác. Tháng lương đầu tiên, tôi dành mua tặng má chiếc nhẫn. Cầm bàn tay rám nắng và nhăn nheo của má để đeo nhẫn 🌃vào, tôi xúc động và hãnh diện "tay má sao ấm áp và đẹp đến thế"... Vào những ngày nhà có dịp đông đủ, má thường nói nuôi mấy anh em bây giờ đây được ăn học đến nơi đến chốn là má cũng vui và mãn nguyện. "Nếu ông nội còn sống chắc sẽ vui lắm. Ngày xưa nội thích có con cháu được đi làm thầy ký hay cô giáo lắm", má kể với gương mặt rạng ngời như đã làm tròn ước nguyện của nội.
Trời đã vào thu, mấy ngày nay má nhớ quê nội, "Có đứa nào đi Quang Trung thì cho má đi nhờ, má nhớ Quang Trung quá". Tuổi già sống với quá khứ, má ngoài 80 rồi, có lẽ ký ức về những buổi sớm mai cùng ba đi tưới nước thuốc, từng buổi trưa hè cùng nội ngồi đan rổ rá để dùng, nhớ khói lam chiều sau mỗi mùa gặt lúa, nhớ bà con chòm xóm ngày xưa... luôn ẩm ỉ trong má. Quê nội giờ đã thành phố thị, một năm đôi lần chúng tôi cùng nhau trở về nơi ấy vào những ngày chạp kỵ. Mùi rau tía tô, húng quế dường 🌌như vẫn còn thoang thoảng đâu đó, cả quảng đời thanh xuân của má chợt ùa về. Con đang viết tiếp ước mơ của má cho thiệt tròn đầy, má nhen...
"Ngôn ngữ trần gian như túi rách
Sao đong đầy hai tiếng: mẹ ơi"
Nguyễn Thanh Thanh