Giá xăng tại Mỹ bắt đầu tăng sau khi Nga phát☂ động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine hôm 24/2, làm đảo lộn thị trường năng lượng toàn cầu. Dữ liệu từ Hiệp hội Ôtô Mỹ (AAA) cho thấy một gallon xăng (3,78 lít) ở Mỹ đã tăng 62%, lên 4,96 USD kể từ năm ngoái.
Giá xăng trung bình ở Mỹ đã lập 27 kỷ lục 🌼trong 28 ngày qua và dự kiến đạt mức chưa từng có 5 USD/gallon trong vòng hai tuần tới, the꧑o Tom Kloza, trưởng bộ phận phân tích năng lượng toàn cầu tại OPIS, cơ quan theo dõi, phân tích giá nhiên liệu cho Hiệp hội Ôtô Mỹ (AAA).
Theo ông Kloza, giá xăng ở Mỹ liên tục lập kỷ lục và không thể giảm là hệ quả của tổng hòa nhiều yếu tố, từ xung độ🔯t tại Ukraine cho đến suy giảm sản lượng dầu khai thác và công suất lọc dầu, trong khi nhu cầu sử dụng xăng dầu cũng được dự đoán tăng mạnh sau đại dịch.
Ảnh hưởng từ chiến sự Ukraine
Nga là một trong những quốc gia xuất khẩu dầu hàng đầu thế giới. Trong tháng 12, nước này đã xuất khẩu khoảng 8 tr🦂iệu thùng dầu và các sản phẩm dầu mỏ khác ra thị trường toàn cầu.
60% số dầu đó được chuyển tới châu Âu, 20% tới🎐 Trung Quốc, một phần nhỏ được xuất khẩu tới Mỹ, theo số liệu năm 2021.
Nhưng dầu là sản phẩm được định giá trên thị trường hàng hóa toàn cầu. Do đó, việc nguồn cung dầu từ Nga bị⭕ gián đoạn sẽ ảnh hưởng đến giá dầu thế giới, bất chấp chúng được t🔯iêu thụ ở đâu.
Đây cũng là lý do các quốc gia phương Tây ban đầu ngần ngại thêm dầu và khí đốt Nga vào danh sách trừng phạt để phản đối chiến sự quân sự đặc biệt tại Ukraine. Tuy nhiên, Mỹ đến đầu tháng 3 công bố lệnh cấm dầu và các sản ﷽phẩm năng lượng từ Nga. Liên minh châu Âu (EU) mới đây cũng công bố lệnh cấm nhập khẩu phần lớn dầu Nga.
Sản lượng khai thác dầu giảm
Giá dầu lao dốc khi đại dịch Covid-19 bùng phát làm giảm nhu cầu đi lại toàn cầu. Trước tình hình này, Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ cùng các đồng minh (OPEC+), trong đó có Nga, đã đồng ý cắt giảm sản lượng khai thác nhằm bình ổn giá dầu. Tuy nhiên, khi nhu cầu xăng dầu tăng trở lại sớm hơn dự﷽ kiến, các qu𒉰ốc gia này vẫn duy trì mục tiêu sản xuất ở mức thấp.
Hầu hết các tập đoàn dầu khí tại Mỹ cũng không hào hứng với ý tưởng tận dụng bối cảnh giá xăng dầu tăng mạnh để khoan thêm dầu, bất 🐓chấp những lời kêu gọi từ chính quyền Tổng thống Joe Biden𒆙.
Nguyên nhân lớn nhất được cho là do các doanh nghiệp và nhà đầu tư không chắc chắn rằng giá dầu sẽ duy trì ở mức cao đủ lâu để thu lợi nhuận từ việc khoan thêm nhiều giếng mới, theo Clifford Krauss, bình luận viên kỳ cựu về năng lượng quốc gia của NY Times.
Bình luận viên kinh tế cấp cao Chris Isidore từ CNN cũng cho rằng các tập đoàn ngần ngại khoan thêm dầu vì lo ngại nhu cầu xăng dầu giảm do các quy định về môi trường ở Mỹ ngày càng khắt khe. Chính q﷽uyền Tổng thống Biden đã nới🐭 lỏng nhiều quy định như vậy nhằm thúc đẩy khai thác dầu nhưng chưa thành công.
Ông Isidore cho rằng các tập đoàn dầu khí Mỹ cần nhiều thời gian để mở rộng quy mô sản xuất, đặc biệt trong bối cảnh họ𓆉 hiện phải đối mặt với nhiều khó khă🍃n từ chuỗi cung ứng và vấn đề tuyển dụng lao động.
"Họ không thể tìm nh💃ân sự cũng như thiết bị", McNally cho biết. "Không phải vì giá cao, mà đơn giản là không có".
Cổ phiếu dầu khí nhìn chung cũng thấp s𝓰o với mặt bằng thị trường trong hai năm qua, trước khi tăng mạnh trong thời gian gần đây. Giới lãnh đạo các tập đoàn dầu khí nghiêng về phương án tìm cách tăng giá cổ phiếu hơn là tăng sản lượng, theo Isidore.
"Các tập đoàn đang chịu áp lực phải trả nhiều cổ tức hơn và thực hiện việc mua lại cổ phần", Pavel Molchanov, nhà ph꧟ân tích từ ngân hàng đầu tư Raymond James, Mỹ, cho biết hồi đầu năm. "Chiến lược của họ về cơ bản đã thay đổi, họ không muốn khoan thêm dầu".
Tập đoàn dầu khí Mỹ Exxon Mobil hồi tháng 5 công bố lợi nhuận quý I là 8,8 tỷ USD, gấp ba lần so với cùng kỳ năm ngoái. Tập đoàn này cũng công bốꦅ kế hoạch mua lại cổ phần trဣị giá 30 tỷ USD, nhiều hơn đáng kể so với con số 21-24 tỷ USD dự chi cho toàn bộ các khoản đầu tư vốn, bao gồm hoạt động khoan thêm dầu.
Công suất lọc dầu của Mỹ cũng giảm gần 1 triệu thùng so với thời điểm trước đại dịch, xuống còn 17,9 triệu thùng/ngày tính đến tháng 2, theo dữ liệu liên bang. Nhà phân tích độc lập Paul Sankey gọi đây là "tình trạ�🍌�ng thiếu hụt mang tính cơ cấu" và khó có thể giải quyết trong thời gian ngắn.
Tập đoàn hóa dầu LyondellBasell (LYB) gần đây cho biết họ sẽ đóng cửa nhà máy ở Houston, bang Texas, Mỹ, với công suất xử lý hơn 280.000 th🐓ùng/ngày do chi phí bảo trì cao.
Lệnh cấm dầu Nga cũng khiến các nhà máy lọc dầu ở đông bắc nước Mỹ thiếu nguồn nguyên liệu cần thiết. Tập đoàn P🌳hillips 66 phải giảm công suất tại nhà máy ở bang New Jersey, đông bắc Mỹ, do thiếu nguồn dầu thô phù hợp với công nghệ.
Bình luận viên Isidore cho biết các quy định về môi trường liên bang đang thúc đẩy một số 𝐆nhà máy chuyển từ lọc dầu thô sang sản xuất các loại nhiên liệu tái tạo ít phát thải carbon.
Các nhà máy lọc dầu cũng được cho là đang chuyển hướng tập trung sản xuất nhiều hơn các loại sản phẩm từ dầu khác như dầu diesel, nhiên liệu máy bay, do giá hai loại nhiên liệu này trên thực tế cao hơn nhiều so với giá xăng. "Bài toán kinh tế buộc các công ty Mỹ khai thác và sản xuất nhiều nhiên liệu máy bay và dầu diesel hơn, gây suy giảm nguồn cung xăng", ôngꦏ Kloza nhận định.
Ngoài ra, các nhà sản xuất dầu ở Canadaꦓ và Mỹ cùng tăng xuất khẩu dầu sang châu Âu do mức giá ở châu Âu thậm chí còn cao hơn Mỹ, khiến nguồn cun𝄹g trong nước bị hạn chế.
Nhu cầu tăng mạnh
Ngoài vấn đề nguồn cung giảm, nhu cầu sử dụng nhiên liệu tăng là đòn giáng tiếp theo khiến giá xăng Mỹ không thể giảm 🍨trong thời gian qua, theo Kloza.
Nhu cầu sử dụng xăng để đi lại trong thời điểm Mỹ phục hồi nền kinh tế hậu Covid-19 đang tă⛄ng rất mạnh, khi lao động nước này quay trở lại văn phòng sau hai năm làm việc tại nhà, mặc dù vẫn chưa đạt mức trước đại dịch.
Kloza dự đoán nhu cầu xăng ở Mỹ sẽ tiếp tục tăng trong hè này và sẽ có những giai đoạn vượ🍬t mức trước đại dịch.
Mùa hè là mùa du lịch và mùa nghỉ của sinh viên🦂 Mỹ. Làn sóng biến chủng Omicron ở nước này đã hạ nhiệt và các biện pháp hạn chế💖 Covid-19 cũng được các bang dỡ bỏ nhằm khuyến khích người dân ra khỏi nhà mua sắm, giải trí hoặc du lịch.
"Dù giá xăng có tăng cao thế nào đi nữa, nhi🌊ều người Mỹ vẫn sẽ đi nghỉ mát", Kl⛎oza nói nửa đùa nửa thật.
Ngày Tưởng niệm Chiến sĩ Trận vong hồi 30/5 đã mở đầu mùa du lịch hè, thời điểm nhu cầu nhiên liệu máy bay và xăng vọt lên. Các hãng hàng không Mỹ đều báo cáo số lượng đặt chỗ trước tăng mạnh, ngay cả khi giá vé máy bay ở Mỹ trong tháng 4 đã cao hơn 33% so với cùng kỳ năm ngoái.
"Tôi từng nghĩ Mỹ sẽ phá kỷ lục giá xăng trước cả ꦗkhi Nga phát động chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine", chuyên gia Kloza nói. "Câu hỏi bây giờ ܫlà, với những đòn giáng liên tiếp như vậy, giá xăng ở Mỹ sẽ tiếp tục lập kỷ lục đến mức nào?".
Đức Trung (Theo CNN, NY Times, Bloomberg)