Trả lời cho câu hỏi "Có nên dạy con kiểu 'yêu cho roi, cho vọt'?", độc giả Linh Cao phản đối việc dùng đòn roi với con trẻ:
"Tôi ngày xưa rất 💝ngoan, không bao giờ đựợc đi đâu ra khỏi nhà, học truờng chuyên và năm nào cũng là học sinh giỏi, nhưng vẫn bị đánh và nhục mạ gần như mỗi ngày. Lý do là bởi tôi không đạt đựợc kỳ tích như mẹ mong đợi (giải nhất trong các kỳ thi chuyên), lúc mẹ không vui hoặc khi tôi việc nhà chậm trễ. Những năm tuổi teen, tôi bị trầm cảm, nhiều lần cầm dao cứa vào cổ tay vì tin rằng mình ngu dốt, thất bại, là nỗi xấu hổ của gia đình. Mẹ đánh chửi tôi rất dữ, nguời thân hay hàng xóm cũng không cản nổi vì bà sẽ quay ra chửi họ. Ngày đó, việc đánh con đuợc xem là việc riêng của gia đì🥃nh nên sau cũng không ai lên tiếng nữa.
Những năm tuổi đôi mươi, sống xa nhà nhưng mỗi lần nghĩ đến tuổi thơ, tôi có thể khóc nức nở. Dần dần, tôi yêu những nguời có tính cách bạo lực và kiểm soát, tôi tự ti và chấp nhận khi nguời khác làm việc xấu với mì🍨nh. Qua tuổi 30, tôi chọn cách đối diện với nó, nói cho bà biết những nỗi đau trong lòng mình. Mẹ gào khóc cho rằng tôi bất hiếu. Bà đã nuôi tôi khôn lớn nhưng tôi vẫn ghim trong lòng những chuyện mà bà cho là bé xíu.
Sau những cu🉐ộc đối thoại trong nước mắt, không biết bà có chút gì day dứt không nhưng tôi có lẽ đã làm lành đựợc với những biến cố thời thơ ấu. Quan điểm của tôi vẫn là bạo lực thể hiện sự thất bại. Các bạn đừng nghĩ trẻ con còn bé không biết gì và sau này nó sẽ quên đi. Thực sự bạo hành đến từ nguời thân yêu nhất của mình rất đau và có lẽ sẽ hằn sâu trong tâm trí đến tận cuối đời".
Đồng quan điểm, bạn đọc Xuanlinh2202 lấy dẫn chứng cho nhưng tác động tiêu cực khi dùng đòn roi dạy trẻ:
"Thuở bé, tôi và các bạn đồng trang lứa hay bị mẹ đánh bằng nhiều thứ như móc phơi quần áo, chổi, dây nịt... Tôi còn nhớ một ngườ𒐪i anh họ bị bố mẹ cầm cả dao mà chém, đến giờ nghĩ lại vẫn ám ảnh. Hiện tại, tôi có cô con gái gần bốn tuổi nhưng chưa bao giờ lớn tiếng với bé, chứ đừng nói đánh đòn. Với tôi, xã hội bây giờ đã tiên tiến, thời đại 4.0 có rất nhiều cách dạy con mà không cần phải đánh. 'Thương cho rồi cho vọt' đem ra áp dụng ở thời nay để dạy con là không đúng".
Nhấn mạnh hậu quả của việc dùng đòn roi sẽ tạo ra những con người vô cảm, độc giả Trần Quốc Trung chia sẻ: "Tôi lớn lên bằng đòn roi của bố và những lời chửi rủa của mẹ. Giờ tôi và họꦐ như người dưng ngược lối. Lúc mẹ qua đời, tôi chẳng thể rơi được một giọt nước mắt nào vì chẳng còn nước mắt để rơi".
Cũng trải qua tuổi thơ ám ảnh với những trận đòn roi, bạn đọc Tạ tú thanh thẳng thắn bày tỏ quan điểm: "Tôi cũng thuộc thế hệ 8x. Thời còn đi học tại một trường Tiểu học ở quận 5, TP HCM, cô giáo của tôi có tính khí khá kỳ cục khi mỗi lần lên lớp là lại đ🐟ánh học sinh. Cho dù học trò chúng tôi có lỗi hay không cũng đều bị đánh ít nhất một lần. Đôi khi cô chỉ nhìn mặt rồi chỉ ai đó lên và bắt nằm xuống đánh đòn. Bị đánh nhiều, tôi dần nản học🔯 và kết quả phải ở lại lớp. Từ đó tôi ác cảm với giáo viên đến giờ".
"Tôi đã từng đánh con và thừa nhận rằng đó là sự bất lực và sai lầm. Không nhất thiết phải đánh con quá đau. Khi đứa trẻ bướng bỉnh, không nghe lời, chúng ta chỉ cần giải thích cho chúng hiểu và chỉ nên quát mắng là cùng. Các trường hợp đánh con dù vì bất cứ lý do gì cũng là không chấp nhận được", độc giả Hoàng hôn nhấn mạnh.
Nói về phương pháp dạy con không cần đòn roi, bạn đọc Vongoclien chia sẻ kinh nghiệm thành công của bản thân: "Tôi có hai con, nay đều đã trưởng thành.Tôi chưa đánh các con một roi nào từ bé. Mỗi khi các con có lỗi, tôi chỉ im lặng, không nói câu nào trong khoảng một giờ đཧồng hồ. Lúc đó, các con rất sợ, cứ theo sau hỏi mẹ có cần gì để làm giúp. Trẻ con rất cần sự yêu thương, sự quan tâm. Chỉ cần trừng phạt bằng cách không quan tâm chúng nữa là các bé sợ liền".
Khẳng định việc sử dụng đòn roi trong giáo dục con cái là phản cảm, phản tác dụng, độc giả Hoàng Phát kết luận: "Khi cả đứa trẻ và cộng đồng ch🌃úng sống mang mặc định cứ hư là bị roi vọt, để không được phép lặp lại lỗi lầm, rằng dùng bạo lực phần đa giúp trẻ tốt lên... thì việc dạy con bằng đòn roi sẽ vẫn còn tồn tại. Di chuyển dần ra môi trường thành thị, khi tính độc lập, cấu trúc dân cư rõ ràng hơn, vào các gia đình trí thức, chúng ta sẽ thấy sự tôn trọng giữa các thành viên rõ rệt hơn. Thậm chí, sang các nước phát triển, quyền trẻ em 🌞được luật hóa, biểu hiện ngay trong quan hệ gia đình. Tóm lại, thế giới ngày nay, giáo dục con cái bằng trí và tình, đòn roi phản tác dụng và rất phản cảm".
>> Bạn nghĩ gì về phương pháp giáo dục trẻ bằng đòn roi? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.