Câu chuyện "dạy trẻ bằng đòn roi" nóng lên thời gian gần đây khiến tôi nhớ lại cuộc hội thảo do Hội đồng Anh tổ chức mà tôi từng tham dự cách đây ba năm. Trong phần hội thảo, khi MC đặt một câu hỏi giao lưu với khách mời, đặt câu hỏi về số điện thoại của tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em, trong khán phòng chỉ có một vài cánh tay bao gồm cả tꦬôi giơ lên.
Cũng vào những ngày cuối năm 2019, tôi có cơ hội được gặp và tiếp xúc với người quản lý hotline 111. Tôi có chia sẻ với chị rằng trước khi lập gia đình, tôi cũng từng có chung quan điểm trẻ em cần được giáo dục bằng roi vọt để "vào khuôn khổ". Nhưng thật may mắn là tôi đã giác ngộ trước khi sinh em bé đầu tiên. Tôi cũng kể cho chị nghe câu chuyện ở buổi hội thảo và đưa ý kiến về việc cần tuyên truyền rộn🐼g rღãi hơn nữa về số tổng đài 111 tới người dân trên mọi miền tổ quốc. Chị trả lời rằng đó cũng là nỗi trăn trở của rất nhiều người.
Nhưng dần dần, tôi nhận thấy rằng, có lẽ không phải tổng đài 111 chưa được nhiều người biết tới, mà vấn đề là do quan niệm và nhận thức về bạo hành trẻ em tại Việt Nam. Tục ngữ có câu: "Thương cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi". Và đến tận thế kỷ 21, vẫn có những phụ huynh giữ quan niệm dạy con bằng đòn roi. Thế nên, nhiều bậc phụ huynh luôn cho rằng, là bố mẹ thì có quyền được đánh con, thậm chí đánh trẻ còn được xem là🐻 một phương pháp giáo🌄 dục.
Chúng ta luôn tìm cách bảo vệ con, không cho phép người ngoài🧸 đánh con mình. Nhưng bố mẹ đánh con, thậm chí đánh đập dã man, lại là chuyện hết sức bình thường. Như vậy phải chăng chính những người lớn có quan niệm sai lầm về bạo hành trẻ em đã khiến cho trẻ cũng nhận thức rằng bố mẹ đánh con là để dạy dỗ nên hoàn toàn không sai?
Tôi thường quan tâm tới số liệu thống kê của Bộ Công an về số trẻ em bị bạo lực xâm hại qua các năm. Đó chỉ là những con số đã thống kê được, còn trên thực tế thì số lượng trẻ em phải hứng chịu bạo lực chắc chắn lớn hơn rất nhiều. Trong những năm gần đây, nhiều vụ bạo hành trẻ em xảy ra đã𝔉 khiến dư luận vô cùng phẫn nộ. Và có những đứa trẻ đã ra đi mãi mãi trong sự tiếc thương do bị bố dùng đũa và cán chổi đánh, bị cha dượng, mẹ kế bạo hành.
>> Ảo tưởng 'bị đòn mà nên người'
Tôi thấy rằng, để tránh xảy ra những sự việc đau lòng nêu trên, thì trẻ em cần phải được giáo dục về kỹ năng tự bảo vệ bản thân từ nhỏ. Trẻ nhỏ nê🦋n được dạy rằng phải biết yêu quý cơ thể mình, đồng thời tôn trọng thân thể của người khác. Bên cạnh đ♔ó, trẻ cũng nên được khuyến khích chia sẻ về cảm xúc để hình thành thói quen sẻ chia. Trẻ cần biết tự bảo vệ bản thân mình trước và sau đó có thể mạnh dạn bảo vệ những người bị bắt nạt hoặc bạo hành.
Có một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi bố mẹ tức giận chỉ cần đánh vào mông con thì đã khiến cho đứa trẻ có nguy cơ trở thành người bạo lực trong tương lai. Trong khi đó, thực tế, có nhiều phụ huynh không những dùng đòn roi, mà còn dùng bất cứ thứ gì có trong tay và đánh vào bất cứ chỗ nào trên c🐼ơ ⛄thể trẻ để "giáo dục" con cái.
Sau khi có con, tôi hay quan sát và nhận thấy rằng, ở Việt Nam, người lớn thường ra lệnh hoặc áp đặt mà không tương tác với trẻ, cảm xúc của trẻ cũng không được tôn trọng. Khi trẻ có hành vi🐟 sai, nhiều người lớn lập tức yêu cầu "không được làm thế" mà không có sự giải thích rõ ràng. Nếu nhắc nhở, ra lệnh không được thì họ có thể đánh để cảnh cáo ngay lập tức.
Bạo hành nhân danh giáo dục là ngụy biện. Dạy con bằng đòn roi luôn để lại những hậu quả nặng nề về tâm lý, tình cảm, sức khỏe, cũng như hành vi sau này. Đánh đập trẻ thể hiện sự bất lực của phụ huynh trong giáo dục. Chúng ta không thể đánh sếp, đánh nhân viên, đánh đồng nghiệp, hay đánh hàng xóm... nếu họ khiến chúng ta tức giận hay làm trái ý. Vậy tại sao bố mẹ lღại đánh con, lại trút giận lên những đứa trẻ vô tội? Phải chăng vì chúng t🔯a biết rằng trẻ em không có khả năng tự vệ, cũng không thể từ bỏ mối quan hệ với chúng ta?
Tôi từng chứng kiến một người mẹ tát con và đuổi đi khi cậu bé mè nheo tại siêu thị. Và cậu bé đó vẫn ôm chặt lấy mẹ khóc nức nở cho dù người mẹ ra sức đẩy con ra. Trẻ nhỏ luôn dành cho bố mẹ tình yêu thương vô bờ bến. Vì vậy mong rằng các bậc cha mẹ đừng nhân danh tình yêu và giáo dục để làm tổn thương con cái. Và hãy lên tiếng, hãy gọi 111 ngay khi phát hiện trẻ bị b๊ạo hành hoặc xâm hại.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com.