Ý kiến được TS Phạm Ngọc Minh, nguyên Giám đốc Văn phòng Chương trình khoa học công nghệ Tây Nam Bộ giai đoạn 2014 - 2020 nói tại hội nghị "Giải pháp để các nhiệm vụ khoa học công nghệ góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững vùng Nam Bộ" do Văn phòng Bộ Khoa học Công nghệ t🌳ổ chức tại Tây Ninh,🌞 hôm 29/8.
Hơn 30 năm làm quản lý khoa học công nghệ, TS Minh đánh giá, cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài các chương trình khoa học công nghệ chủ yếu tập trung ở giai đoạn đề xuất nhiệm vụ, tuyển chọn triển khai đề tài. Còn giai đoạn, chuyển giao đưa vào ứng dụng thường ít đưꦰợc quan tâm. Một số cơ quan chủ trì, chủ nhiệm đề tài khi nghiệm thu n🌸ói nghiên cứu có thể đưa vào ứng dụng. Tuy nhiên, sau một thời gian, khi được hỏi về tiến độ ứng dụng thường không có phản hồi.
Theo TS Minh thực tế việc quy định trách nhiệm các đơn vị chủ trìಌ, chủ nhiệm nhiệm vụ trong ứng dụng kết quả nghiên cứu thể hiện trong Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013. Do đó, việc ràng buộc trách nhiệm của các đơn vị thực hiện nhiệm vụ theo TS Minh cần được tăng cường nhằm nâng cao hiệu quả ứng dụng kết quả vào sản xuất, phục vụ đời sống, phát triển kinh tế xã hội. Việc này theo ông cũng nhằm chống thất thoát lãng phí trong nghiên cứu.
Từ giai đoạn nghiên cứu đến ứng dụng theo TS Minh cần đầu tư nhiều kinh phí, nguồn lực, huy động nhà khoa học các ওviện trường, doanh nghiệp tham gia. Khi đề tài kết thúc, nghiệm thu cần được đánh giá kết quả, tiềm năng ứng dụng.
Ông đề xuất các ban chủ nhiệm đề tài sau khi nghiệm thu cần có cam kết, xây dựng kế hoạch phối hợp với các tổ chức, doanh nghiệp chuyển giao, ứng dụng vào đời sống. Với các đề tài có tiềm năng ứng dụng TS Minh cho rằng cơ quan chủ trì, ban chủ nhiệm đề tà✤i cần phối hợp địa phương tiếp tục thực hiện thành dự án sản xuất thử nghiệm, để tiếp tục vào giai đoạn ứng dụng thực tế.
Nguyên Giám đốc Văn phòng Chương trình khoa học công nghệ Tây Nam Bộ cho rằng, Trung tâm ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ các địa phương cần nắm thông tin, làm đầu mối phối hợp đơn vị nghiên cứu, viện trường, doanh nghiệp tiếp tục hoàn thiện, chuyển giao. TS Minh đánh giá, việc gắn kết các chương trình🦩 kh🐼oa học công nghệ đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội rất quan trọng. Hoạt động gắn kết này cần thực hiện từ giai đoạn đề xuất nhiệm vụ, phối hợp triển khai, kiểm tra, nghiệm thu, đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng.
Ông đề xuất, cơ quan quản lý cần có thống kê các kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng vào⛦ sản xuất, đời sống đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Điều này giúp chính quyền, người dân có chỉ sꦦố mang tính chất định lượng, việc ứng dụng công nghệ vào cuộc sống, thể hiện rõ vai trò khoa học ông nghệ vào sự phát triển kinh tế xã hội
Bà✅ Nguyễn Thị Kim Quyên, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh, cho biết thời gian qua đơn vị chú trọng các kết quả nghiên cứu có tiềm năng ứng dụng. Với định hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm, Sở tập trung bố trí vốn đối ứng cùng doanh nghiệp nhằm hỗ trợ ứng dụng kết quả nghiên cứu vào sản xuất, phục vụ nhu cầu thực tế của doanh nghiệp. "Chúng tôi hỗ trợ tối đa không quá 30% tổng số vốn, khuyến khích các nghiên cứu, phục vụ sản xuất của doanh nghiệp", bà Quyên nói. Ngoài ra Sở Khoa học và Công nghệ Tây Ninh kêu gọi doanh nghiệp đề xuất các chương trình đổi mới công nghệ, chương trình khác liên quan nhằm phục vụ hoạt động, đều được khuyến khích.
Theo PGS.TS Thoại Nam (Đại học Bách khoa TP HCM) - một thành viên ban chủ nhiệm chương trình nghiên cứu ứng dụng công nghệ thông tin phát triển Chính phủ số và đô thị thông minh (KC-01) bày tỏ quan điểm, các nghiên cứu cần xuất phát từ bài toán xuất phát từ thực tế địa phương, doanh nghiệp. Ông cho biết, ban chủ nhiệm đã đi gõ cửa các Sở Khoa học và Công nghệ địa phương mời gọi đặt hàng, lắng nghe nhu cầu để tìm giải pháp phù hợp. Các tỉnh thành cũng mong muốn tìm kiếm giải pháp tiềm năng, phát huy hiệu quả. Tuy nhiên "các thủ tục hành c🔯hính, cơ chế tài chính trong thực hiện đề tài là rào cản làm chùn bước các nhà khoa học trong nghiên cứu", ông nói và mong muốn thủ tục hành chính được cải cách mạnh mẽ🤡 để giải phóng các nhà khoa học.
Phó Chánh Văn phòng Bộ Khoa học và Công nghệ Nguyễn M♉ạnh Cường, nhìn nhận các chính sách khoa học công nghệ hiện nay bên cạnh các nghiên cứu hàn lâm, còn hướng đến tập trung ứng dụng công nghệ, giải quyết các bài to♋àn thực tiễn, cấp bách của các địa phương, doanh nghiệp. Chính sách khoa học công nghệ được xây dựng theo hướng lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
Theo ông Cường, hiện có hai lĩnh vực doanh nghiệp cần được hỗ trợ gồm sở hữu trí tuệ và tiêu chuẩn đo lường chất lượng, trong bối cảnh hội nhập với thị trường quốc tế. Hiện, Bộ Khoa học và Công nghệ có các chương trình hỗ trợ cho c💝ác nhu cầu này, bên cạnh các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp nhập khẩu công nghệ. Các chính sách nhằm giúp các địa phương, 🌊doanh nghiệp nâng cao tính cạnh tranh, khả năng hấp thụ, ứng dụng và phát triển công nghệ, góp phần phát triển kinh tế, xã hội.
Hà An