Các bài phát biểu của cựu tổng thống Mỹ Donald Trump gần đây đang lan truyền khắp thế giới, nêu lên những bất bình của ông trong quan hệ đối ngoại của Mỹ với các n๊ước.
Trong ba năm ♊qua, các lãnh đạo thế giới vẫn phớt lờ ông. Nhưng nay, họ bắt đầu quay sang phân tích lờ♌i nói của Trump và lên kế hoạch cho khả năng ông trở lại Nhà Trắng.
Sau hai chiến thắng vang dội trong vòng sơ bộ ở bang I💞owa và New Hampshire, dường như không còn điều gì có thể ngăn Trump giành được vị trí đại diện đảng tranh cử tổng thống, nhiều khả năng là với đối thủ Joe Biden của đảng Dân chủ. Trong một số cuộc bầu cử giả định do các hãng thăm dò 💝dư luận tổ chức gần đây, ông thậm chí đã vượt Tổng thống Biden.
Một số lãnh đạo châu Âu đã công khai bày tỏ nỗi lo ngại với kịch bản ông Trump đánh bại ông Biden và quay lại Nhà Trắng. Christine Lagarde, lãnh đạo Ngân hàng Trung ương châu Âu, gần đây nói rằng 🍷việc cựu tổng thống Mỹ tái đắc cử sẽ là "mối đe dọa" đối với châu lục.
Lãnh đạo của một số đồng minh thân cận nhất với Mỹ cũng lo lắn🐭g về khả năng Washington sẽ sẵn sàng bỏ qua các chuẩn ❀mực và truyền thống ngoại giao nếu ông Trump trở lại Nhà Trắng.
"Chúng tôi muốn giúp đỡ thế giới nếu có thể", Trump phát biểu tại New Hampshire hôm 19/1. "Nhưng trước tiên ta phải tự giúp mình đã. Đất nước chúng taꦺ đang gặp khó khăn khủng khiếp".
Trump gọi cựu đại sứ Mỹ tại Liên Hợp Quốc Nikki Ha൲ley, đối thủ duy nhất của ông trong cuộc đua đề cử đảng Cộng hòa, là "kẻ ngốc theo chủ nghĩa toàn cầu". Ông nó♏i rằng bà Haley "có thể dễ dàng bị thao túng để chuyển hàng trăm tỷ USD cho Ukraine".
"Tôi cũng muốn giúp Ukraine", cựu tổng thống cho hay. "Vấn đề của tôi là cuộc chiến đó đáng lẽ không bao ♏giờ nên xảy ra". Trump đồng thời tuyên bố "không có khả năng" Tổng thống Nga Vladimir Putin phát động chiến sự tại Ukraine nếu ông vẫn điều hành Nhà Trắng.
Trump còn chỉ trích các chính phủ châu Âu vì hỗ trợ NATO không đủ, khẳng địn⛦h rằng ông từng k🐻hiến họ phải chi "hàng tỷ tỷ USD" cho quốc phòng.
"Họ không yêu tôi", ông nói. "Tôi đã khiến họ làm nhữ🐷ꦆng việc mà không ai nghĩ là có thể".
Những tuyên bố này làm dấy lê﷽n lo ngại nếu tái đắc cử, Trump sẽ ép Ukraine nhượng bộ Nga để nhanh chóng chấm dứt chiến sự, thậm chí sẽ phá vỡ quan hệ với NATO.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky chỉ trích phát ngôn của Trump về việc ông có thể nhanh chóng kết thúc𝐆 cuộc xung đột.
"Những điều ông ấy nói rất nguy hiểm", lãnh đạ🌟o Ukraine cho biết tronꦏg một cuộc phỏng vấn hồi giữa tháng, thêm rằng viễn cảnh cựu tổng thống Mỹ đưa ra quyết định và thỏa thuận với Tổng thống Putin mà không hỏi ý kiến Ukraine "khá đáng sợ".
Nhiều lãnh đạo châu Âu khác tránh bìn𓄧h luận về Trump. Trong một cuộc họp báo ở Paris tuần trước, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho hay ông sẽ "gặp mọi lãnh đạo và tham gia đối thoại với bất kỳ ai vì nước ♔Pháp cũng như lợi ích của quốc gia".
Lãnh đạo Pháp lưu ý rằng ông đã đạt được thành tựu đáng kể với Mỹ khi Trump làm tổng thống, dù gặp thất bại trong một số vấn đề như biến đổi k𝓰hí hậu hay thuế 🍷quan.
Tân Ngoại trưởng Ba Lan Radoslaw Sikorski, người từng cáo buộc Trump làm tổn hại đến mối quan hệ xuyên Đại Tây Dương, tuần trước đượ🌠c hỏi tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới ở Davos, Thụy Sĩ, về triển vọng trở lại của cựu tổng thống Mỹ.
"Đó là câu hỏi hay mà tôi sẽ giải đáp một cách rõ ràng trên tư cách thành viên Nghị viện châu Âu trước đây", ông vừa cười vừa trả lời phóng viên. "Nhưng với khả năng hiện tại, tôi phải nói rằng Ba Lan sẽ làm việc cùng mọi tổng thống Mỹ và chúng tôi sẽ muốn có mối quan hౠệ xuyên Đại Tây Dương tốt nhất có thể".
Ở châu Á,♔ các đồng minh của Mỹ cũng quan ngại về kịch bản Washington rút lui khỏi khu vực nếu Nhà Trắng đổi chủ.
Tổng thống Biden từ khi đắc cử luôn tìm cách xây dựng lại mối quan hệ tại khu vực mà các trợ lý của ông cho rằng đã rạn nứt dưới thời cựu tổng thống Trump. Tháng 8 năm ngoái, ông tổ chức hội nghị thượng đỉnh tại Trại David với Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol và Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida. Hàn Quốc và Nhật Bản cũng đã đạt nhất trí về một số bất đồng lịch sử và hợp tác cùng Mỹ trong cáওch phản ứng trước những động thái khiêu khích từ Triều Tiên.
Ông Biden cũng đạt được các thỏa thuận hợp tác với Hàn𒆙 Quốc về răn đe hạt nhân🍃 và cung cấp tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân cho Australia.
Nhưng một số nhàꦇ quan sát trong khu vực cho rằng những quan điểm trên của Mỹ có thꦏể thay đổi nếu ông Trump trở lại nắm quyền.
"Nếu ông Trump đắc cử, mối quan hệ giữa Hàn Quốc với Mỹ ꦗsẽ thay đổi mạnh mẽ", Yang Kee-ho, giáo sư nghiên cứu về Nhật Bản tại Đại học Sungkonghoe ở Seoul, nhận định. "Đó là lý do nhà chức trách đã nhanh chóng tiến hành các biện pháp hợp tác giữa Washington, Tokyo và Seoul nhằm khiến khuôn khổ ba bên khó bị đảo ngược".
Theo giáo sư kinh tế Haruo Shimada ở Tokyo, với sự khuyến khích từ chính quyền Biden, Nhật Bản trong những năm qua đã tăng gần gấp đôi chi tiêu quân sự, phần lớn nhằm chống lại mối đe dọa từ Trung Quốc. Nhưng nếu Trump lên nắm quyền và nói rằng ông không còn coi Tꦦrung Quốc là trọng tâm trong chính sách đối ngoại, "tôi nghĩ chính phủ Nhật Bản sẽ p🃏hải đối mặt một cú sốc cực lớn", Shimada nhận xét.
Nhưng không phải tất cả lãnh đạo đều bày tỏ lo ngại về khả năng ông Trump giành chiến thắng. Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho biết cựu tổng thống Mỹ "hoàn toàn nhận thức được" mối đe dọa từ Nga và chính ông là người đầu tiên chặn đường ống dẫn khí đốt Nord Stream 2 của Nga tới Đức, thứ mà Ba Lan từ lâu coi là mối đe dọa an ninh. Dự án đã bị dừng hai ngày trước khi x📖ung đột Nga - Ukraine nổ ra vào năm 2022.
"Tôi không nghĩ ông Trump ngây thơ về Tổng thống Putin", lãnh đạo Ba Lan n🦩🌺ói.
Không ít người cũng꧃ nhìn thấy tiềm năng ở một tổng thống bước ra từ giới kinh doanh, luôn nhấn mạnh chủ nghĩa thực dụng. Một số quốc gia thậm chí nhìn nhận một nước Mỹ ít🤪 toàn cầu hóa hơn là điều tích cực.
"Chúng tôi thực sự hoan nghênh nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy", phát ngôn viên chính phủ Uganda Ofwono Opondoon hôm 24/1 cho hay. "Trong nhiệm kỳ đầu ꦅtiên của Trump, Mỹ thực sự can thiệp rất ít vào thế giới".
Vũ Hoàng (Theo Washington Post, Reuters, AFP)