Theo thông báo của Ban chỉ huy phòng chống thiên ꧒tai, tìm kiếm cứu nạn và phòng thủ dân sự Kiên Giang, khi thủy triều lên cống Cái Lớn sẽ đón🔥g 3, 5 hoặc 7 van tùy tình hình để ngăn nước vào và mở toàn bộ 11 van khi triều xuống để giúp thoát lũ, trong thời gian từ ngày 19 đến 24/9.
Cống Cái Bé sẽ vận hành cả hai cửa van phối hợp cùng cống Cái Lớn để điều tiết nước. Khi cống Cái Bé đóng hoàn toàn, tàu bè đi qua âu thuyền. C🌄ùng thời gian, cống Xẻo Rô cách đó khoảng 7 km sẽ vận hành theo thực tế và yêu cầu của địa phương.
Th🐎eo ghi nhận, từ chiều hôm qua cống Cái Lớn đã đóng 5 cửa van. Trước đó, Chi cục Thủy lợi Kiên𝔉 Giang đã thông báo để người dân phía thượng, hạ lưu các công trình cống, theo dõi tình hình, chủ động chống ngập úng trong thời gian cống đóng, mở.
Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết lũ đầu nguồn sông Cửu Long đang lên nhanh. Mực nước cao nhất hôm qua trên sông Hậu tại Châu Đốc là 2,66 m💮, sông Tiền tại Tân Châu đạt mức 2,81 m, lần lượt tăng 17, 18 cm so hôm trước và 22, 🤪28 cm so ngày 16/9.
Những ngày tới, lũ thượng nguồn đổ về kết hợp kỳ triều cường khiến mực nước đầu nguồn sông Cửu Long tiếp tục lên nhanh. C🧔ơ quan này cảnh báo nguy cơ ngập lụt ở các vùng trũng thấp, ven sông, ngoài đê bao tại các tỉnh An Giang, Đồng Tháp, Long An và các vùng hạ nguồn Đồng bằng sông Cửu Long.
Cống Cái Lớn - Cái Bé nằm trên sông cùng tên, vốn đầu tư 3.300 tỷ đồng, vận hành từ tháng 3/2022. Trong đó, cống Cái Lớn rộng 455 m, âu thuyền rộng 15 m, gồm 11 cửa van (cao 6-9 m, rộng 40 m); cống Cái Bé, rộng 85 m, âu thuyền rộng 15 m. Cửa van, âu thuyền bằng thép, vận hành bằng xi lanh thủꦅy lực. Trên cống có cầu, đê nối hai cống với quốc lộ 61 dài hơn 5,7 km, mặt đê 9 m, phần xe chạy 7 m.
Dự án giúp kiểm soát, điều tiết nguồn nước (mặn, lợ, ngọt) cho 384.000 ha đất🎶 tự nhiên ở Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau và Bạc Liêu.
Ngọc Tài