Sáng 17/8, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật Đồng Nai (CDC) ghi nhận thêm 291 ca dương tính nCoV, nâng tổng số ca nhiễm toàn tỉnh trong đợt 4 lên 14.538 người (102 ca tử vong). Một tháng qua, số ca nhiễm ở Đồng Nai đã tăng thêm 13.629, trong khi 30 ngày trước đó tỉnh ghi nhận 574 ca - tức♓ trung bình 19 ca mỗi ngày.
Theo🙈 UBND Đồng Nai, để từng bước khống chế dịch bệnh, ngoài việc tiếওp tục thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 đến ngày 31/8, triển khai thực hiện giãn cách các khu trọ công nhân, địa phương đặt chiến lược xét nghiệm 2,1 triệu dân - chiếm 63% dân số toàn tỉnh (3,3 triệu người), là hướng đi quan trọng để dập dịch. Việc này được thực hiện từ ngày 16 đến 31/8.
Dựa trên tình hình dịch bệnh của tỉnh, CDC Đồng Nai phân loại bốn địa phương có nguy cơ rất cao gồm: TP Biên Hòa (5.913 ca), huyện Nhơn Trạch (2.971 ca), Vĩnh Cửu (3.192 ca), Trảng Bom (928 ca); 3 địa phương có nguy cơ cao là huyện Long Thành (290 ca), Thống Nhất (281 ca) và TP Long K✃hánh (264 ca).
Bốn địa phương trong trạng thái bình thường mới gồm Xuân Lộc (198 ca), Tân Phú (18 ca), Định Quán (131 ca) và Cẩm Mỹ (144 ca). Trong số này, chỉ duy 🌜nhất huyện Tân Phú có 18 xã, thị trấn đang ở "vùng xanh", 3 địa phương cò🐷n lại có từ một đến hai xã thuộc diện có nguy cơ.
Theo đó, đối với các ấp hoặc khu phố được đánh giá nguy cơ rất cao, ngành y tế sẽ phối hợp cùng các địa phương tiến hành xét nghiệm cho toàn bộ người dân trong cộng đồng ba lần liên tiếp (hai lần đầu 🍬thực hiện bằng phương pháp test nhanh, lần thứ ba xét nghiệm RT-PCR), mỗi lần cách nhau từ 3𓆉 đến 5 ngày.
Đối với các ấp hoặc khu phố được đánh giá nguy cơ cao, sẽ xét nghiệm cho toàn bộ các hộ gia đình, mỗi hộ gia đình thực♐ hiện lấy mẫu test nhan🥀h cho ba người đại diện trong ba lần liên tiếp, mỗi lần cách nhau 3 đến 5 ngày.
Những ấp hoặc khu phố ở mức nguy cơ, sẽ꧅ lấy mẫu test nhanh cho một người đại diện trong hộ gia đình. Với các ấp hoặc khu phố được đánh giá bình thường mꦚới, thực hiện xét nghiệm sàng lọc 20% hộ gia đình trong cộng đồng, ưu tiên những hộ có nguy cơ cao hơn, phát hiện sớm ca bệnh, bảo vệ "vùng xanh".
Khi phát hiện ca nhiễm, ngành y tế sẽ cách ly ngay, sau đó đưa vào cơ sở theo dõi người nhiễm Covid-19 không có triệu chứng hoặc các các bệnh viện điều trị. Địa phương truy vết các trường hợp tiếp xúc gầ🙈n và tổ chức cách ly, làm sạch cộng đồng, từng bước dỡ bỏ phong tỏa và giảm mứꦆc độ giãn cách xã hội.
Ngoài nhân lực của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh sẽ hỗ trợ cho TP Biên Hòa, Sở Y tế Đồng Nai còn huy động tổng lực lực lượng y tế công và tư nhân hỗ trợ các huyện. Ngoài ra, nhiều đoàn tiếp sức lấy mẫu của Nam ꧂Định, Thanh Hóa, Bình Phước... sẽ tham gia hỗ trợ cho địa phương tr💫ong chiến lược này.
Tiến sĩ Nguyễn Đức Sơn, Phó viện trưởng Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường, Tổ trưởng tổ công tác củജa Bộ Y tế tại Đồng Nai cho rằng, Đồng Nai thực hiện chiến dịch xét nghiệm toàn tỉnh trong hai tuần là khả thi vì chỉ tập trung xét nghiệm ở các vùng trọng điểm♛, ưu tiên những nơi có nguy cơ rất cao, nguy cơ cao chứ không thực hiện dàn trải.
"Ngoài ra, Đồng Nai cần tăng cường kiểm tra các doanh nghiệp đang thực hiện '3 tại chỗ'. Doanh nghiệp nào chưa đáp ứng yêu cầu thì tạm thời đóng cửa để 'làm sạch' dịch trong doanh nghiệp. Khi doanh nghiệp đi vào hoạt động thì cần xét nghiệm đị𝐆nh kỳ cho người lao động", ông Sơn đề xuất.
Ở tỉnh giáp ranh, hôm nay, ngành y tế Bình Thuận cũng bắt đầu chiến dịch 🉐lấy mẫu xét nghiệm 300.000 người (chiếm 25% dân số), để nhanh chóng sàng lọc F0 trong cộng đồng. Việc xét nghiệm diện rộng🐎 này được thực hiện đến hết tháng 8.
Bác sĩ Đinh Thế Hùng, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh cho hay, qua sàng lọc diện rộng, địa phương sẽ có số liệu đánh giá đúng diễn biến tình 𒅌hình, phục vụ hiệu quả công tác phòng chống dịch.
Toàn bộ người dân ở khu vực nguy cơ cao (vùng cam), khu vực nguy cơ rất cao và phong tỏa 🥃(vùng đỏ) được lấy mẫu. Còn ở khu vực nguy cơ (vùng vàng) và khu vực bình thường mới (vùng xanh), lấy mẫu đại diện hộ gia đình - người có tần suất tiếp xúc nhiều với mọi người xung quanh ho𓄧ặc thường xuyên ra ngoài.
Ngoài nhân lực của Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật, Sở Y tế Bình Thuận huy động tổng lực các Trung tâm Y tế cấp huyện để thực hiện c🐟hiến dịch. 5 phòng xét nghiệm đang hoạt động tại CDC Bình Thuận, Bệnh viện Đa khoa tỉnh và 3 bệnh viện khu vực (Bắc Bình Thuận, Nam Bình Thuận và La Gi) đủ đáp ứng yêu cầu.
Đến nay, Bình Thuận đã ghi nhận 1.460 ca nhiễm. Trong đó, La Gi chiếm nhiều nhất với 1.101 ca, tiếp đến là Phan Thiết 19♉4 ca, Tánh Linh 48, Hàm Tân 23, Hàm Thuận Bắc 23, Hàm Thuận Nam 20, Đức Linh 19, Tuy Phong 17 và Bắc Bình 15. Trong đó, 393 ca đã điều trị khỏi và 10 ca tử vong.
Phước Tuấn - Việt Quốc