Đây là một phần trong các mục tiêu phát triển kinh tế tại quy hoạch vùng Đông Nam Bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được công♐ bố tại hội nghị lần 3 Hội đồng điều phối vùng𝔍, sáng 5/5 do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì.
Đông Nam Bộ gồm TP HCM, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Phước và Tây Ninh, tổng diện tích hơn 23.560 km2, dân số khoảng 18,8 triệu người (năm 2022). Vẫn giữ vững vị trí vùng kinh tế lớn nhất nước nhưng nhiều năm qua tỷ trọng đóng góp trong GDP cả nư🎀ớc của Đông Nam Bộ lại giảm dần. So với năm 2010, mức đóng góp năm 2015 đã giảm từ 37,3% xuống 34,3% và 32,1% năm 2020 và tiếp tục giảm xuống 30,9% vào năm 2022.
Về tốc độ tăng trưởng, Đông Nam Bộ cũng bị đánh giá chưa xứng với tiềm năng khi giai đoạn 2011-2022 chỉ đạt bình quân m✃ỗi năm 5,5%. Đây là mức thấp nhất trong 6 vùng và thấp hơn bình quân cả nước (6,✅05%).
Theo quy hoạch, Đông Nam Bộ phấn đấu tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân giai đoạn 2021 - 2030 mỗi năm đạt khoảng 8-9%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ chiếm khoảng 41- 42% trong GRDP; khu vực công nghiệp và xây dựng 45-46% (riêng công nghiệp chế biến, chế t🌳ạo khoảng 33%);🦋 khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm 2-3%...
Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, chỉ tiêu này được đưa ra dựa trên ba kịch b🍸ản tăng trưởng đặt trong bối cảnh trong, ngoài nước thuận lợi đến rất thuận lợi và mục tiêu của Nghị quyết 2ꦐ4 về phát triển kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ. Hiệu quả vốn đầu tư (hệ số ICOR) từ 4,6-4,3. Giai đoạn này, vùng huy động vốn đầu tư 15,7-17,7 triệu tỷ đồng.
Cùng với mục tiêu tăng trưởng, quyết định quy hoạch vùng của Thủ tướng đặt mục tiêu GRDP bình quân đầu người theo giá hiện hành đạ𒅌t khoảng 380-420 triệu đồng, tương đương 14.500 - 16.000 USD.
Theo dữ liệu cập nhật đến 2022 của Tổng cục Thống kê, GDP bình quân đầu ngườℱi Đông Nam Bộ đạt 6.900 USD, cao hơn mức bình quân của cả nước là 4.110 USD. Đến 2023, GDP bình quân ꩵđầu người Việt Nam theo giá hiện hành ước đạt 101,9 triệu đồng, tương đương 4.284,5 USD.
Đến năm 2050, Đông Nam Bộ sẽ trở thành vùng phát triển, có thu nhập cao, tiềm lực kinh tế mạnh, cơ cấu hiện đại. Tốc độ tăng trưởng giai đoạn 2031-2050 khoảng 7🎐,5% một năm, và GRDP đầu người khoảng 54.000 USD.
Để phát triển như tầm nhìn đặt ra, Đông Nam Bộ sẽ cơ cấu lại kinh tế vùng gắn với đổi mới mô hình 🅺tăng trưởng dựa trên khoa học, công nghệ🐎, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số. Các động lực mới được chỉ ra gồm công nghiệp bán dẫn, sản xuất chip, dịch vụ tài chính, logistics.
TP HCM sẽ dẫn dắt và tạo hiệu ứng lan tỏa, liên kết vùng. Hình thành và phát triển các hành lang kinh tế. Ưu tiên các hành lang Bắc - Nam, Mộc Bài - TP HCM - Biên Hòa - Vũng Tàu và các vành đai công nghi💮ệp - đô thị - dịch vụ gắn với đường 🎐vành đai 3, vành đai 4 của TP HCM.
Quy hoạch của chính phủ cũng kỳ vọng Đông Nam🐻 Bộ sẽ có kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại, thông minh.T𓆉ình trạng tắc nghẽn giao thông, ngập úng và ô nhiễm môi trường cơ bản được giải quyết.
Lê Tuyết – Viễn Thông