Mỗi ngôi trường có những đặc điểm và truyền thống riêng vì thế không nên gán những cái nhãn giống nhau ở mọi nơi. Càng dùng đại trà thì càng nhàm chán và phản tác dụng chứ chꦓắc gì đã hay.
Nếu thực sự muốn một triết lý và🃏o đó được gieo một cách lành mạnh vào tâm trí học trò thì chuỗi những hành động (cụ thể hơn là bài giảng) mới thực sự là điều cần làm.
Sử dụng biểu ngữ như một cách lười biếng trong việc tìm kiếm giải pháp và luôn muốn gán cho một cái đích mà chẳng bao giờ làm được. Nếu nhìn rộng hơn ra ngoài xã hội thì bạn có thể sẽ🙈 nhận ra rằng ở những nơi càng có nhiều vấn đề thì càng xuất hiện biểu ngữ. Ví dụ, chỗ 🐼toàn thấy rác thì có biển "cấm xả rác" hoặc "xanh, sạch, đẹp". Biểu ngữ không phải là giải pháp.
>> Bài viết cùng tác giả:Trẻ em Nhật thực hành tiết kiệm như thế nào?
Quay trở lại chuyện trường học. Thay🐽 vì đặt biểu ngữ, ban giám hiệu trường học có thể đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng năm trong kế hoạch của trường. Ví dụ: Trong năm học này, trường sẽ áp dụng các 🦩giải pháp A, B, C để giảm đi những hành vi bạo lực xảy ra trong trường học so với năm ngoái.
Mục đích của cách làm như vậy là để có thể cải thiện được những vấn đề đang nảy sinh trong trường theo khả năng có thể của trường. Một khi từn🍃g mục tiêu được thực hiện tốt thì từng bước ngôi trường đó sẽ đạ꧅t được những tiêu chuẩn cao hơn mà không cần phải ghi ra những điều không thực tế.
Trong môi trường giáo dục ở Nhật Bản, nơi tôi đang dạy học cũng có những biểu ngữ được sử dụng nhưng nó phần lớn liên quan tới những nhắc nhở về sự an toàn. Tôi xem những câu chữ mang tính chỉ dẫn hơn là đưa một mục tiêu để thực hiện. Nhiều nơi đặt tượng của những học giả🍌 lớn và những câu châm ngôn của họ. Nhưng mỗi trường thì mỗi khác tuỳ theo lịch sử của trường và những triết lý mà họ chịu ảnh hưởng.
Có một cách làm của người Nhật mà tôi thấy rất hay mặc dù có thể nó là chuyện nhỏ thôi, đó là sự đánh giá hay nhận xét trong nội bộ. Nghĩa là những hoạt động diễn ra tr♛ong trường cho dù là nhỏ nhất đều được các thầy cô ngồi lại để xem xét tốt, xấu, hay, dở ra làm sao và đưa ra những giải pháp để cải thiện. Sự giao tiếp và tương tác nội bộ rất quan trọng vì nó giúp trường tự mình giải quyết những vấn đề đang vấp phải hơn là chỉ nghe những mục tiêu và giải pháp từ các cơ quan quản lý giáo dục ở cấp cao hơn.
>> Giáo dục khuyên nhủ hay đánh đòn học trò?
Một ví dụ nhỏ về sự an toàn trong trường học không phải được cam kết bằng câu biểu ngữ "an toàn là trên hết" mà là một chu🏅ỗi rất nhiều những hành động nhỏ được thực hiện và cải thiện trong rất nhiều năm. Nếu có bất kỳ một giáo viên nào mà không nắm vững được các thao tác sơ cứu, cấp cứu cho học trò thì không thể nào ♏xem trường đó thực sự an toàn được.
Càng làm việc nhiều hơn với giáo viên người Nhật thì tô♓i càng học được rằng mình cần phải thực hành nhiều lần chứ không chỉ nói suông. Làm một l𓃲ần thành công cũng chưa chắc là thành công mà phải lặp lại nhiều lần hơn nữa.
Tóm lại, tôi tin rằng kỹ năng giải quyết vấn đề bên trong mỗi trường sẽ giúp trường học đó trưởng thành hơn chứ không phải các câu biểu ngữ hoặc khẩu hiệu. Và nếu muốn dùng các câu khẩu hiệu thì hãy để các trường học tự do lựa chọn những điều mà họ thấu gần gũi và phù hợp nhất. Nếu nó trở thành một câu châm🐭 ngôn hay và tạo ra sự khác biệt cho trường thì đó mới là điều đáng quý.
Ce Phan
>>Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm 168betvisa-slots.com. Gửi bài tại đây.