Anh Quân, chủ một cửa hàng điện thoại, cho biết sản phẩm được rao bán trên thị trường "chợ đen", chỉ dành cho các cửa hàng sửa chữa hoặc bán iPhone xách tay. Người bán yêu cầu mua số lượng tối thiểu 100 chiếc với giá 2 triệu đồng, rẻ hơn đáng kể so với trên các trang bán hàng trực tuyến tại Trung Quốc, như Aliexpress là 683.000 đồng cho mỗi tệp.
Theo anh Quân, lớp seal được làm rất giống thật, có thể đánh lừa được người dùng bình thường, thậm chí cả một số người am hiểu nếu không xem kỹ. "Với dân trong nghề, chúng tôi có thể phân biệt dựa vào màu sắc, độ hoàn thiện cũng như độ mịn của seal, nhưng vẫn có tỷ lệ nhầm lẫn", anh nói. Ngoài ra, anh cũng cảnh báo những lô seal giấy sắp tới có thể được làm tinh vi, kh🍰ó nhận biết hơn nữa.
Mỗi bộ seal cho iPhone 13 gồm hai lớp giấy dán ở hai cạnh hộp. Công đoạn dán đơn giản với thời gian chưa tới một phút. Điều nꦫày khiến nhiều người♊ lo ngại có thể mua phải các máy iPhone 13 xách tay đã qua sử dụng hoặc có vấn đề phần cứng và được "đóng lại seal".
Thông thường, một iPhone mới "nguyên seal" luôn được các cửa hàng xách tay để giá cao hơn vài triệu đồng so với máy 🅠đã bóc hộp dù còn ng🌌uyên bảo hành. Theo anh Quân, lý do các cửa hàng cần lớp niêm phong này là vì iPhone xách tay thường khó giữ được seal khi mang về nước. Ngoài ra, một số cửa hàng lợi dụng để tráo phụ kiện kém chất lượng nhằm bán riêng kiếm lời.
iPhone 13 là thế hệ đầu tiên được Apple chuyển sang sử dụng lớp niêm phong bằng giấy thay cho màng nilon. Cách thức này ban đầu được đánh giá là khiến giới buôn điện thoại khó làm giả hơn. Tuy nhiên, các video "đóng lại seal" cho iPhone 13 đã nhanh chóng xuất hiện trên mạng xã hội Trung Quốc ch𝐆ỉ một tuần sau khi điện thoại được bán ra thị trường.
Tuấn Hưng