Câu chuyện chưa có hồi kết giữa Gianluigi Donnarumma với Milan hè này, chỉ là một dư ♕chấn nhỏ sau trận động đất khủng khiếp mang tên Bosman.
Về cơ bản, luật Bosman chꦿo phép cầu thủ, vào thời điểm sáu tháng trước khi kết thúc hợp đồng với CLB hiện tại, có quyền tự do đàm phán về tương lai. Điều này trực tiếp biến các CLB trở thành con tin trong tay cầu thủ, nhất là khi hợp đồng bước vào hai năm cuối cùng và có một tay đại diện lắm chiêu... cỡ Mino Raiola.
Trong hoàn cảnh ấy, tiếng nói của HLV trở nên kém trọng lượng với học trò, một trong những người như vậy chính là huyền thoại Alex Ferguson, như ông từng tâm sự trong quyển tự truyện Leading: "Thế rồi đột nhiên tất cả là miễn phí". Tâm trạng bực tức của HLV người Scotland đến vào năm 2011, khi Wayne Rooney dọa sang Man City, và Man Utd đành phải chìa ra bản hợp đồng mới với mức lương tuần ngót nghét 390.000 đôla, để đổi lấy sự “tận hiến” của t❀iền đạo đeo áo số 10.
Uy quyền như Alex Ferguson và lừng danh tầm cỡ Man Utd còn bất lực, huống chi một Milan không danh hiệu và chỉ làm khán giả của Champioಞns League suốt bốn năm qua. Đội bóng hào hùng này đang bị🔜 đẩy vào thế rất khó trên bàn đám phán với Donnarumma.
Khi tuyên cho 🏅Bosman chiến thắng trong vụ kiện năm 1995, Toà án châu Âu chỉ muốn giải phóng các cầu thủ khỏi hình ảnh một "nô lệ" hiện đại. Nhưng phán quyết ấy lại vô tình biế👍n họ thành những ông chủ kiểu mới của bóng đá thế giới.
Hệ quả tất yếu chính là mức lư♍ơng phi mã được tăng qua mỗi mùa giải chỉ để đổi lấy "lòng trung thành" các cầu thủ, trong khi những biểu tượng trọn đời kiểu Paolo Maldini, Francesco Totti đang dần tuyệt chủng. Với một tay cò như Mino Raiola trên bàn đàm p🌳hán, Donnarumma biết chắc đó sẽ là cuộc ngã giá đắt đỏ cho sự cống hiến của anh. Nhưng đấy mới chỉ là phần nổi của tảng băng chìm.
Bên cạnh việc cầu thủ không bị rằng buộc bởi đội bóng chủ quản khi hết hạn hợp đồng, luật Bosman còn cho phép các CLB châu Âu thoải m🐓ái ký hợp đồng với các cầu thủ trong khu vực EU (Liên minh châu Âu), sau đó mở rộng đến các nước thuộc Cộng đồng kinh tế Châu Âu EC (gồm nhiều nước Đông Âu⛎) vào năm 1998.
Trong khi đó, trước năm 1995, các đội bóng bị giới hạn bởi luật 3+2 (ba ngoại binh và hai tài năng trẻ) khi chơi ở các Cup châu Âu. Và đây mới là điểm mấu chốt khiến bóng đá Châu Âu đảo lộn hoàn toàn, đánh sập sự cân bằng tốiꦅ thiểu mà bóng đá đã thiết lập trong một thời gian dài. Khi các ông lớn đã giàu lại càng giàu hơn cũng như là cả hố sâu ngăn cách với các đội bóng nhỏ.
Minh chứng được thể hiện ở các vụ bo𝓡m tấn chuyển nhượng khi từ năm 1995 đến nay, kỷ lục chuyển nhượng đã bị phá đến 12 lần. Giới ♔chuyên môn thậm chí đang dự báo rằng chỉ trong vòng năm năm nữa, giá trị cầu thủ có thể sẽ cán mốc 200 triệu euro (khoảng 225 triệu đôla).
Trước tháng 12/1995 - thời điểm có phán quyết Bosman, những đội bóng hiện nay bị liệt vào diện chiếu dưới, thậm chí thấp cổ bé họng như Sao Đỏ Belgrade, PSV Eindhoven hay Nottingham Forest, đều có thể chinh phục Cup C1 (tiền thân của Champions League), thậm chí hai năm liền (trường hợp của Nottingham). Còn bây giờ, 🤡điều đó là không tưởng, mà ví dụ gần nhất là Leicester City.
Hệ luỵ là cái hay nhất của bóng đá - tính bất ngờ - cũng dần bị giết chết theo thời gian. Champions League cho thấy rõ thực tế này, vì nếu không đụng đꦆộ nhau, gần như chắc chắn Barcelona, Real Madrid và Bayern Munich là nh💎ững cái tên có sẵn ở vòng bán kết.
Năm 1996, chưa đầy một năm sau khi luật Bosman được áp dụng, Ajax mất phân nửa đội hình vô địch Champions League năm 1995. Những tài năng trẻ mà họ đã cất công mài giũa đều chuyển đến các CLB lớn, để rồi Ajax sa sút và bây giờ chỉ còn là đội bóng hạng hai cไủa châu Âu.
Lá cờ của FIFA luôn thℱường trực hai chữ "Fair🦹 Play", nhưng cũng như các đội bóng nhỏ, đấy chỉ là giấc mơ viển vông trong thời buổi kim tiền này.
Luật Bosman |
Sự việc bắt đầu vào năm 1990 khi tiền vệ người Bỉ Jean Marc Bosman chuẩn bị kết t🍬húc hợp đồng với CLB RFC Liege. Cùng lúc anh nhận được lời đề nghị hấp dẫn hơn từ CLB hạng Nhì Pháp, Dunkirk. Đáp lại, RFC Liege yêu cầu một khoản phí mà phía Dunkirk không thể đáp ứng. Đàm phán đổ vỡ, Bosman phải ở lại Liege, nhưng bị trừ đến 75🍸% lương. Không chấp nhận trói buộc phi lý này, anh đưa vụ việc raꦉ tòa án châu Âu với sự trợ giúp của hai luật sư Luc Misson và Jean Louis Dupont. Sau năm năm ròng rã theo đuổi vụ kiện, rốt cuộc công lý đã gọi tên Jean Bosman. |
Anh Tuấn