Ngày 18/11, PGS. TS Phạm Cẩm Phương, Giám đốc Trung tâm Y học hạt nhân và Ung bướu, Bệnh viện Bạch Mai, cho biết người bệnh không có biểu hiện bất thường khác, không nôn, sốt, mệt mỏi, chỉ giảm vận động đột ngột, liệt nửa người trái. Kết quả chụp cộng hưởng từ sọ não, siêu âm, xét nghiệm phát hiện ung🍰 thư phổi di căn não, di căn hạch, tiên lượng nặng.
Sau hội chẩn, bác sĩ chỉ định điều trị phẫu thuật kết hợp hóa trị liệu và liệu pháp miễn dịch pembrolizumab nhằm ức chế sự tiꦡến triển của ung thư. Bệnh nhân đá🌜p ứng tốt, tình trạng liệt nửa người đã cải thiện, không có tác dụng phụ.
"Điều trị đúng hướng không chỉ kéo dài thời ๊gian sống mà còn cải ꦛthiện chất lượng cuộc sống, mang lại hy vọng cho những bệnh nhân ung thư giai đoạn muộn", bác sĩ nói.
Ung thư phổi 🔜là một trong những loại ung thư phổ biến và có tỷ lệ tử vong cao nhất trên toàn thế giới. Theo GLOBOCAN năm 2022, ung thư phổi chiếm 13,6% tổng số ca ung thư mới mắc tại Việt Nam v🦹à là nguyên nhân gây tử vong cao thứ hai chỉ sau ung thư gan, với hơn 20.000 số ca tử vong mỗi năm.
Một trong những biến chứng thường gặp của ung thư phổi là di căn xa đến các💯 cơ quan khác, đặc biệt là não. Tình trạng di căn não gặp ở 10-20% bệnh nhân ung thư phổi vào thời điểm chẩn đoán và có thể cao hơn trong giai đoạn bệnh tiến triển. Di căn não làm tăng mức độ nặng của bệnh, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sống và tiên lượng của bệnh nhân.
Hiện nay, điều trị di căn não bao gồm nhiều phương pháp như phẫu thuật, liệu pháp laser, xạ trị toàn não, xạ phẫu bằng dao gamma hoặc xạ trị lậ🔥p thể, cùng với điều trị triệu chứng bằng corticosteroid nhằm giảm phù não và cải thiện triệu chứng lâm sàng.
Tuy nh👍iên, đây là bệnh 🍷lý ác tính, tiến triển rất âm thầm ở giai đoạn sớm, hầu như không có biểu hiện lâm sàng. Hiện, chẩn đoán và điều trị sớm ung thư phổi vẫn là một thách thức lớn đối với nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Các triệu chứng chỉ xuất hiện khi khối u kích thước đủ lớn và xâm lấn vào những tổ chức lân cận xung quanh. Đa số trường hợp phát hiện sớm là do khám sức khỏe định kỳ hoặc khám các bệnh lý khác.
Bác sĩ khuyến cáo nhóm nguy cơ cao như tuổi trên 50, hút thuốc lá nhiều năm🤡; người làm việc trong môi trường tiếp xúc với hóa chất độc hại, chất phóng xạ hoặc trong gia đình có nhiều người mắc ung thư, cần khám sức khỏe định kỳ để phòng ngừa bệnh.
Thùy An