Các bác sĩ bệnh viện đa khoa tỉnh Cao Bằng cho biết bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hôn mê sâu. Hiện, bệnh nhân thở máy, điều trị tích cực.
Bác sĩ nhận định nguyên nhân chính dẫn tới đột quỵ ở bệnh nhân này là tăng huyết áp kèm thời tiết miền Bắc rét đậm rét hại. Thống kê từ đầu tháng 10/2021 đến nay, khoa Cấp cứu bệnh viện đã tiếp nhận gần 60 trường hợp đột quỵ não với các mức độ khác nhau. Hầu hết bệnh nhân này không được phát hiện sớm, vào vꦜiện khi đã quá "giờ vàng" (4,5 giờ kể từ khi khởi phát bệnh) nên việc điều trị gặp nhiều ಌkhó khăn, để lại di chứng nặng nề, nguy cơ tử vong cao.
Đột quỵ là một tro🌼ng những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới, để lại những di chứng nặng nề cho người bệnh, trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội. Nguyên nhân đột quỵ tăng là trời lạnh làm mạch máu giảm tính đàn hồi, lòng mạch bị thu hẹp làm lưu lượng máu đến não kém. Mặt khác, khi mạch máu co lại dễ làm tăng huyết áp, tăng áp lực trong lòng mạch.
Người bị biến chứng xơ vữa động mạch hay hu🐈yết khối, mạch máu dễ tắc, thậm chí có thể vỡ mạch máu dẫn đến xuất huyết 𝄹não, đột quỵ, nguy cơ tử vong cao hoặc để lại các biến chứng vô cùng nặng nề. Theo thống kê của Bộ Y tế, mỗi năm Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000 ca đột quỵ mới, 80% trong đó là người bị tăng huyết áp. Gần 40% người không biết mình mắc bệnh, 69% không được kiểm soát.
Để phòng tránh đột quỵ trong mùa lạnh, nhất là những ngày rét đậm, rét hại, người có bệ🌞nh lý huyết áp cần kiểm soát tốt huyết áp, theo dõi các chỉ số thường xuyên, uống thuốc theo chỉ định, kiểm soát mỡ máu. Giữ ấm cơ thể khi ra ngoài trời lạnh, không nên dậy tập thể dục quá sớm. Không dùng các chất kích thích như thuốc lá rượu bia; ăn uống với chế độ dinh dưỡng hợp lý.
Người trung niên, cao tuổi nꦏên khám sức khỏe định kỳ để được tư vấn dự phòng đột quỵ. Khi người thân có một trong các triệu chứng đột⭕ quỵ, người nhà cần nhanh chóng đưa người bệnh đến cơ sở y tế, bệnh viện gần nhất có đủ phương tiện, kỹ thuật, chuyên môn để cấp cứu, điều trị kịp thời.
Minh Anh