Bệnh nhân được chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - ♏Cu Ba Đồng Hới, vào tuần trước, vớ🐻i triệu chứng mệt mỏi, đau đầu, yếu nửa người phải.
Bệnh viện kích hoạt hệ thống cấp cứu đột quỵ, bác sĩ lập tức dùng thuốc tiêu sợi huyết đường tĩnh mạch cho bệnh nhân. Sau đó bện༺h nhân được chụp mạch não, phát hiện có hu🀅yết khối gây tắc động mạch não giữa trái. Hội chẩn nhanh, các bác sĩ quyết định can thiệp cơ học để lấy huyết khối, tái thông các động mạch bị tắc.
Sau 40 phút kể từ lúc sheath 💟(một ống nhỏ) được đưa vào động mạch đùi bệnh nhân, các động mạch bị tắc được tái thông hoàn toàn. Sau một giờ đầu can thiệp, bệnh nhân tỉnh táo, tay cử động được. Các bác sĩ cho biết bệnh nhân này nếu không được cấp cứu kịp thời, tiên lượng 90% để lại di chứng vĩnh viễn, thậm chí có thể dẫn đến tử vong.
Sau 7 ngày điều trị, bệnh nhân khôn🅷g có di chứng thầ♐n kinh, được xuất viện.
Kỹ thuật này lần đầu tiên triển khai thành công tại bệnh viện, mang lại hy vọng sống khỏe mạnh cho bện🗹h nhân đột quỵ.
Theo Hội đột quỵ Việt Nam,🐷 cứ một phút trôi qua, người đột quỵ có thể mất 2 triệu tế bào thần kinh. Cứ chậm can thiệp khoảng 30 phút kể từ khi khởi phát đột quỵ, người bệnh giảm 10% cơ hội sống. Người đột quỵ cần được đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt, vừa có cơ hội can tꦿhiệp tăng khả năng sinh tồn, vừa hạn chế tối đa các di chứng.
Bác sĩ cũng khuyến cáo, mọi người, đặc biệt là người già, không nên tắm nước lạnh vào sáng sớm, khiến cơ thể thay đổi nhiệt độ đột ngột, gây co mạch, tạo cục máu đông l💝àm tắc động mạch nuôi dưỡng não.
Long Nhật