Nặng gần 28 tấn, máy bay trang bị động cơ phản lực Ravn X được thiết kế để phóng vệ tinh vào không gian mỗi lần cách nhau 180 phút. "Aevum sẽ thay đổi hoàn toàn hình dung về cách tiếp cận vũ trụ. Định nghĩa hiện nay về khoa học tên lửa không đúng với chúng tôi", Jay Skylus, sáng lập viên kiêm giám đốc điều hành côn💞g ty Aevum, cho biết. "Thông qua cꦉông nghệ tự động, Aevum sẽ rút ngắn thời gian phóng từ hàng năm xuống hàng tháng và hàng phút khi khách hàng yêu cầu".
Đưa khối hàng lên độ cao lớn trong khí quyển để phóng đòi hỏi máy bay tương đối ൲to. Ravn X có sải cánh 18,3 m, cao 5,5 m và tiêu thụ lượng nhiên liệu tương tự máy bay phản lực thông thường. Ravn X sẽ cất cánh, thả khối hàng khi tới khu vực quy định, hạ cánh trên đường băng và quay trở lại kho chứa hoàn toàn tự động. Ngoài ra, mẫu máy bay này có thể tái sử dụng 70% và tăng lên 95% trong tương lai.
Trừ điều kiện quá khắc nghiệt, chiếc drone có th♈ể phóng trong thời tiết xấu mà các hệ thống vận chuyển vệ tinh hiện nay không vận hành được. Hệ thống tự động không chỉ xem xét thời tiết mà cả nhiều yếu tố khác như tắc nghẽn giao thông, khối lượng khoang hàng, điểm đến và lịch trình của nhân viên mặt đất.
Ravn X là♛ một phần trong chương trình phóng vệ tinh mới của Aevum mang tên Phóng tự động. Bao gồm nhiều hệ thống tự quản lý thông minh, từ tính toán điều kiện thời tiết tới điều khiển không người lái, chương trình Phóng tự động hướng tới đưa khối hàng vào không gian với tốc độ nhanh hơn nhiều những hệ thống hiện nay nhưng đòi hỏi ít sự can thiệp từ con người. Không sử dụng phi công cũng giúp loại trừ hoàn toàn nguy cơ đe dọa tính mạng khi bay vào quỹ đạo.
Ravn X đã có nhiều khách hàng đặt chỗ cho đợt phóng đầu tiên bắt đầu cuối năm 2021. Theo lịch trình, công ty Aevum sẽ thực hiện 20 lượt phóng trong 9 năm cho Trung tâm hệ thống vũ trụ và tên lửa của Không quân Mỹ. Không quân Mỹ đã ký hợp đồng trị giá 5 tri🌳ệu USD với Aevum để phóng hệ thống vệ tinh thử nghiệm ASLON-45.
An Khang (Theo IFL Science/Phys.org)