Dự án phát triển thiết bị không người lái có tên gọi MiSmart do hai nhà khoa học trẻ Phạm Thanh Toàn (32 tuổi, thạc sỹ về deep learning) và Trần Phi Vũ (32 tuổi, tiến sỹ về UAV) nghiên cứu, vừa lọt vào top 10 hạng mục Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và top 40 g🏅iải thưởng Đổi mới sáng tạo vào khởi nghiệp T🃏P HCM (I-Star) lần 3, năm 2020.
Thiết bị có thể bay cao 3.000 m,ꦬ liên tục trong 20 phút, mang theo 23 lít thuốc trừ sâu, tỉ lệ nội địa 70%. Được tích hợp trí tuệ nhân tạo, thiết bị có thể phân tích dữ liệu ảnh cây trồng, chỉ ra những bất thường của cây và "ch𒉰ẩn đoán" loại bệnh, từ đó đề xuất phun thuốc trừ sâu thích hợp.
Đại diện nhóm nghiên cứu cho biết, thiết bị được phát triển trong thời gian hơn hai năm. Vật liệu chính của là fiber glass (sợi thủy tinh) và carbon có độ cứng gấp 5 lần titanium và nhẹ hơn nhôm. Những đặc tính này được cho là giúp máy bay không người lái có khả năng vận hành ổ🎃n định, bền trong nhiều điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
Thiết bị cao 0,54 m, có 6 cánh quạt với sải cánh 1,6 m có thể tháo lắp để tiện tr🌟ong vận chuyển. Trọng lượng không tải của drone là 32 kg với hệ thống béc phun dài 2,8 m, mang theo 23 lít thuốc trừ sâu. Phần mềm quản lý và chương trình điều khiển do các thành viên nhóm tự lập trình. Pin và mô tơ hoạt động của drone là hai bộ phận chính phải nhập khẩu nước ngoài.
Theo Phạm Thanh Toàn, thiết bị bay có thể chịu⛄ được bão cấp 6 (theo thang của Mỹ), chống nước, chống bụi theo tiêu chuẩn IP67 của Uỷ ban điện quốc tế.
Hiện drone do nhóm chế tạo sử dụng trong nông nghiệp có t🐻hể phun thuốc trừ sâu ch꧙o 6 đến 8 ha chỉ trong 1 giờ. Tầm bay khoảng 5 m, vận tốc 1 m/s và thời gian bay 20 phút. Ngoài ra, drone còn có khả năng chụp hình ảnh cây trồng, xác định sâu bệnh bằng phương pháp dựng bản đồ (mapping).
Việc drone tự động phân tích những bất thường của 🀅cây trồng và đề xuất phun thuốc trừ sâu thích hợp, giúp nông dân tiết kiệm được 90% thuốc trừ sâu, 85% nước thay vì phun cả cánh đồng để phòng ngừa sâu bệnh như trước đây. Nhóm đã thực hiện hơn 400 chuyến bay, phun tưới cho hơn 1.000 ha.
Drone cũng được nhóm sử dụng trong các cánh đồng điện mặt tr🉐ời, điện gió với tầm bay cao 30 m, vận tốc 2 m/s. Thiết bị bay không người lái sẽ được trang bị camera thường và camera nhiệt với nhiệm vụ phát hiện các tấm pin mặt trời bị lỗi, hư hỏng, bạc màu... Dữ liệu sẽ được truyền về thông qua hệ thống IoT (internet of things) theo thời gian thực để giúp người quản lý xác định chính xác vị trí và tình trạng lỗi của thiết bị.
Nhóm mong muốn sản phẩm sẽ đến với nhiều trang trại nông nghiệp, các cánh đồng điện mặt trời khắp Việt Nam. Trần Phi Vũ cho b🉐iết, thời gian tới nhóm tiếp tục hoàn thiện công nghệ để có thể tạo ra hàng trăm drone cỡ nhỏ có lắp đèn led, bay đồng loạt trình diễn tạo hình độc đáo trong các sự kiện ngành giải trí.
"Thiết bị của nhóm có thể cạnh tranh được ꦅvới các sản phẩm của các nước trong khu vực như Malaysia, Singapore...", Vũ nói. Vớ꧟i nguồn nhân lực và khả năng hiện tại, nhóm có thể sản xuất tối đa 100 drone mỗi tháng.
Hà An