"Sáu năm trước, dự án chống ngập do triều quy mô lớn nhất từ trước đến nay ở thành phố khởi công. Chúng tôi vui mừng bao nhiêu bây giờ hụt hẫng bấy nhiêu, bởi công trình liên tục trễ hẹn", ông Phạm Thành, 55 tuổi, nhà trên đường Trần Xuân Soạn, quận 7, nói khi n✨hìn vào công trường thi công cống Tân Thuận thuộc dự án vắng lặng, chiều 25/3.
Nhớ lại đợt triều cường đạt 🎀đỉnh hơn 1,6 m hồi đầu tháng 11 năm ngoái, ông Thành cho biết nhiều đoạn trên đường Trần Xuân Soạn nước dâng cao nửa mét, làm giao thông rối loạn, sinh hoạt, buôn bán của người dân xáo trộn... Mùa mưa sắp đến, ông lo nếu mưa lớn cùng thời điểm triều cường dâng cao, người dân ở khu vực trên lại đối mặt cảnh chật vật đối phó ngập úng.
Theo Sở Xây dựng thành phố, đường Trần Xuân Soạn cùng các tuyến Lê Văn Lương, quốc lộ 50 là ba trong tổng 4 tuyến đường trục chính ở thành phố bị ngập do triều cường chưa được giải quyết. Tình trạng ngập ở các tuyến này chỉ được xử lý căn cơ khi giai đoạn một của dự án ngăn triều có xét đến yếu tố biến đổi khí hậu hoàn thành.
Dự án ngăn triều nói trên do Công ty TNHH Trung Nam BT 1547 đầu tư theo hình thức BT (xây dựng - chuyển giao). Công trình đi qua quận 1, 4, 7, 8, huyện 🍬Nhà Bè và Bình Chánh, với 6 cống ngăn triều lớn, rộng 40-160 m, gồm: Tân Thuận, Bến Nghé, Phú Xuân, Mương Chuối, Cây Khô, Phú Định. Dự án cũng làm tuyến đê kè ven sông Sài Gòn từ Vàm Thuật đến Sông Kinh, dài 7,8 km.
Khởi công giữa năm 2016, công trình dự kiến hoàn thành dịp 30/4/2018 giúp kiểm soát ngập do triều, ứng phó biến đổi khí hậu cho diện tích 570 km2 với khoảng 6,5 triệu dân phía bờ hữu sông Sài Gòn và trung tâm TP HCM. Tuy nhiên, sau lần tạm dừng hồi tháng 2/2018, cuối năm 2020 dự án tiếp tục ngưng do UBND thành phố chưa ký phụ lục hợp đồng gia hạn thời gian hoàn t꧑hành (hợp đồng đã hết hạn từ tháng 6/2020).
Vướng mắc chính của dự án liên quan phương án thanh toán cho nhà đầu tư. Dù chưa có quy định cụ thể tỷ lệ thanh toán bằng quỹ đất và tiền, nhưng việc UBND TP HCM ký hợp đồng BT với nhà đầu tư với tỷ lệ giá trị quỹ đất chỉ bằng 16% tổng chi phí dự án, còn lại bằng tiền được cho là ch𝕴ưa hoàn toàn phù hợp.
Ngoài ra, Nghị định 15 quy định phải báo cáo cơ quan có💮 thẩm quyền về đầu tư công để quyết định chủ trương sử dụng vốn nhà nước trước khi phê duyệt dự án PPP. Tuy nhiên, thời điểm đó, UBND thành phố có báo cáo và được HĐND TP HCM chấp thuận nhưng chưa được T🅘hủ tướng đồng ý.
Tháng 4 năm ngoái, Chính phủ ra nghị quyết tháo gỡ vướng mắc, chấp thuận cho thành phố tiếp tục thực hiện dự án theo cơ chế đặc thù nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế, tránh lãng phí nguồn lực đã đầu tư. Chính quyền thành phố được giao chịu trách nhiệm trong quá trình hoàn thành dự án đúng quy định; đ🅘ồng thời thanh toán cho nhà đầu tư và rà soát, loại bỏ các chi phí bất hợp lý.
Về vốn đầu tư, Chí🎉nh phủ giao UBND TP HCM thống nhất với Ngân hàng Nhà nước cùng Ngân hàng BIDV về việc tái cấp vốn vay thực hiện dự án. Ngoài ra, thành phố chịu trách nhiệm khắc phục tối đa tồn tại pháp lý đang vướng m🍸ắc; hiệu quả chống ngập của dự án; không để tiêu cực, thất thoát...
Tuy nhiên, sau một năm được Chính phủ gỡ vướng, các công việc đến nay chưa tiến triển do phụ lục hợp đồng BT chưa được ký. Hiện, toàn dự án đạt hơn 90% khối lượng, các cống ngăn triều đạt 90-95%... nhưng những khó khăn trên🌊 khiến ngân hàng không có cơ sở gia hạn thời gian giải ngân tái cấp vốn cho dự án.
Việc dừng thi công kéo dài gây nhiều hệ luỵ, phát sinh lớn chi phí. Theo tính ꧂toán của nhà đầu tư, hơn một năm dự án tạm dừng từ giữa tháng 11/🍌2020 đến tháng 12/2021, chi phí lãi vay, nhân công, máy móc thiết bị chờ việc, khấu hao vật tư, thuê kho bãi... đã phát sinh hơn 600 tỷ đồng.
Ông Trần Như Quốc Bảo, Phó giám đốc Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị, cho biết UBND thành ph💎ố đã làm việc với các bộ ngành liên quan, Ngân hàng Nhà nước💟 nhằm hỗ trợ dự án sớm hoàn thành. Trong đó, các thủ tục với bộ ngành đã cơ bản được giải quyết và thành phố đang điều chỉnh phụ lục hợp đồng để triển khai các bước theo.
"Cùng với việc đàm phán🌜, thành phố đang rà soát đề xuất một số quỹ đất để thanh toáౠn cho nhà đầu tư", ông Bảo nói và cho biết TP HCM đặt mục tiêu dự án hoàn thành trong năm nay, việc quyết toán hoàn tất vào năm sau.
Theo lãnh đạo Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng hạ tầng đô thị thành phố, dù thời gian kéo dài nhưng chất lꦉượng công trình không bị ảnh hưởng nhiều và tổng mức đầu tư không tăng so với trước.
Gia Minh