Dự án phát triển TP Cần Thơ và tăng cường khả năng thích ứng của đô thị được UBND Cần Thơ, Chính phủ phê duyệt năm 2016, mục tiêu kiểm soát ngập cho gần 2.700 ha trung tâm quận Ninh Kiều, Bình Thủy, bảo♐ vệ hơn 420.000 dân.
Dự án có 3 hợp phần: Kiểm soát ngập lụt và vệ sinh môi trường, gồm xây 9𝄹 km kè sông Cần Thơ, sông Cái Sơn, Rạch Mương Khai, hệ thống âu thuyền, cống ngăn triều, hồ điều hòa, trạm bơm...; Phát triển hành lang đô thị kết nối giao thông, gồm công trình cầu Quang Trung và cầu - đường Trần Hoàng Na (nối quận Cái Răng - Ninh Kiều), đường ngang kết nối các trục dọc chính của TP Cần Thơ qua quận Bình Thủy; Tăng cường quản lý đô thị thích ứng với biến đổi khí hậu, gồm các hạng mục xây dựng cơ s🐽ở dữ liệu quản lý tích hợp, đồng bộ...
Tổng mức đầu tư của dự án 7.843 tỷ đồng (hơn 340 triệu USD). Trong đó, vốn vay Ngân hàng Thế giới 250 triệu USD, vốn không hoàn lại từ Tổ chức Hợp tác Kinh tế Thụy Sĩ 10 triệu USD và còn lại là vốn đối ứng hơn 84 triệu USD (tương đương 1.917 tỷ đồng). Thời gian thực hiện đến tháng𝄹 6/2022.
Theo báo cáo ngày 1/4 của▨ Ban quản lý dự án ODA TP Cần Thơ, đơn vị đã giải ngân hơn 3.349 tỷ đồng, đạt 43% vốn của dự án. Trong đó, vốn đối ứng hơn 1.863 tỷ đồng (chi giải phóng mặt b💫ằng) và vốn ODA hơn 1.486 tỷ đồng.
Đến nay, mới có 31 trong tổng số 46 gói thầu được triển khai. C𝔉ụ thể, 18 gói thầu xây lắp (cầu, đường, kè, cống... tập trung ở quận Ninh Kiều, Bình Thủy), 10 gói thầu tư vấn, hai gói thầu mua sắm trang thiết bị và một gói th♑ầu phi tư vấn đang thực hiện.
Theo đánh giá, các gói thầu đều thi công chậm so tiến độ. Nguyên nhân là giải phóng mặt bằng và tái định cư chậm; nhà thầu chưa tập trung đầy đủ thiết bị và nhân lực để thi công;♏ thay đổi thiết kế quá nhiều; ảnh hưởng Covid-19.
Hiện dự án gần hết thời gian thực hiện và đối diện nguy cơ đội vốn đối ứng. "Nếu đầu t✃ư toàn bộ các hạng mục thì tổng nhu cầu vốn đối ứng để bồi thường, hỗ trợ, tái định cư sẽ tăng từ 1.917 tỷ đồng lên 6.372 tỷ; tức vượt so với tổng mức được duyệt khoảng 4.454 tỷ", lãnh đạo Ban quản lý dự án ODA Cần Thơ cho biết.
Nguyên nhân được xác định💞 là nhiều công trình chưa tính giá trị đền bù giải phóng mặt bằng trong quá trình lập dự án (kè sông Cần Thơ, âu thuyền Cái Khế, Hàng Bàng...); số lượng các hộ dân lấn chiếm và chính sách giá trị đền bù tăng nhiềuꦅ theo thời gian; phát sinh kinh phí mua lô nền tái định cư cho người dân bị ảnh hưởng và chi phí bồi thường các hạ tầng kỹ thuật hiện trạng.
Trước tình trạng này, Ban quản lý ODA Cần Thơ đề xuất điều chỉnh thay đổi thiết kế của hạng mục kênh chính, kênh cấp 2 (thoát nước) v🍸à hủy đầu tư xây hai hồ điều hòa; bổ sung xây thêm hai trạm bơm khu vực trung tâm quận Ninh Kiều; hủy đ💧ầu tư hạng mục xây công viên và đường sau kè sông Cần Thơ; bổ sung đầu tư nâng cấp mặt đường Cách Mạng Tháng Tám (quốc lộ 91)...
Theo tính toán của Ban quản lý dự án ODA TP Cần Thơ, việc không xây công viên và đường sau kè sông Cần Thơ, thì kinh phí tജhu hồi đất, bồi thường và tái định cư sẽ tiết kiệm được 🌺khoảng 1.566 tỷ đồng.
Trong khi đó, việc giảm ꧙quy mô đầu tư hệ thống kênh rạch thoát nước và không đầu tư hồ điều hòa tr🅺ong giai đoạn hiện nay sẽ giúp kéo giảm chi phí đền bù từ hơn 1.772 tỷ đồng xuống còn gần 218 tỷ đồng. Như vậy, nếu đề xuất được chấp nhận sẽ giúp tổng kinh phí vốn đối ứng của dự án giảm hơn 3.400 tỷ đồng.
UBND TP Cần Thơ đã giao Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư cùng cá🐻c đơn vị liên quan rà soát, thẩm định và có ý kiến tham mưu để nơi đây xem xét, giải quyết đúng quy định.
Để đảmꦍ bảo hoàn thành dự án, đạt hiệu quả cao, UBND TP Cần Thơ🔯 đã đề nghị các bộ ngành liên quan thống nhất đề xuất Chính phủ và Ngân hàng Thế giới cho gia hạn thời gian thực hiện đến tháng 6/2024.
TP Cần Thơ có diện tích 1.439,2 k🔯m2🍬, chiếm 3,49% diện tích toàn vùng Đồng bằng sông Cửu Long; dân số hơn 1,2 triệu người. Nhiều năm qua, gần 50% diện tích của Cần Thơ bị ngập vào các đợt mưa lớn kết hợp triều cường. Trong đó, hàng trăm tuyến đường tại trung tâm bị ngập sâu 0,2-0,6 m.
Cửu Long