Nhà máy điện hạt nhân Chernobyl. |
Vụ nổ Chernobyl 🍌xảy ra ngày 26/4/1986, khi một phản ứng vượt ra khỏi tầm kiểm soát, phóng hàng tấn nguyên liệu phóng xạ vào không khí, gấp 30-40 lần so với ha💞i quả bom nguyên tử ở Hiroshima và Nagasaki năm 1945. Đây là tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử. 30 công nhân chết ngay lập tức tại lò phản ứng, 135.000 người phải sơ tán khỏi khu vực xung quanh.
Cơ sở làm nghèo uranium có nguy cơ bị sập. |
6 tháng sau vụ nổ, chính quyền Liên Xô đã dựng cơ sở làm ngh🌳èo uraniu🌜m, để giải quyết số chất phóng xạ bị tràn ra ngoài. Tuy nhiên, trong vòng 10 năm, các nhà khoa học nhận thấy tình trạng báo động vì rò rỉ và toà nhà có thể bị sập. Năm 2000, chính phủ Ukraine đã chi 5% GDP để giải quyết hậu quả của thảm hoạ.
Năm 1997, nhóm nước công nghiệp phát triển (G7), Nga, EU và Ukraine, đ𝓡ã lập Quỹ Chernobyl cùng Ngân hàng Tái thiết châu Âu. Ước tính dự án này trị giá 768 triệu USD, với đóng góp của 28 quốc gia. Toàn bộ côn🌄g việc thiết kế, thi công và "ổn định" lò phản ứng bỏ hoang cách thủ đô Kiev 129 km nằm trong kế hoạch kéo dài 10 năm.
Trong giai đoạn đầu tiên, hoàn tất năm 1999, mái và cột trụ của cơ sở làm nghèo uranium đã được củng cố, ống thông gió nhỏ hẹp của𝓡 lò phản ứng, phía trên đó 46 mét, được ổn định.
M𓆉ùa hè tới, một tập đoàn quốc tế lớn, đứng đầu là Bechtel International Sy♑stems Corp., đến từ San Francisco, sẽ hoàn tất bản thiết kế khung vòm cao 113 mét, tương đương với toà nhà 35 tầng, để đưa thiết bị vào thu lượm phế liệu.
Khi công việc xây dựng hoàn thành, cần cẩu tự động, và nếu có thể, con người sẽ loại bỏ chất pღhóng xạ khỏi đống đổ nát và cắt thép cũ thành những đoạn dễ sử dụng.
Hiện nay, dưới tầng hầm, nước mưa và phế liệu đã trộn lẫn với nhau thành một loại "súp" phóng xạ nguy hiểm. "Vẫn còn những lỗ hổng rộng ở trên mái 🌜và tường. Rất nhiều nước có thể vào trong, bụi thì có thể ra ngoài. Chim và sóc vẫn thường lui tới đó", E🌸ric Schmieman, kỹ sư chính về công nghệ môi trường tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Tây Bắc Thái Bình Dương thuộc Viện Battelle, Richland, nói.
Người ta sẽ dựng một khối thép lớn để không cho nước rỉ ra ngoài và các phế liệu đi vào lò trong ൩thời gian 100 năm, hoặc 🌌cho tới khi chính phủ Ukraine hoàn thành việc xây dựng cơ sở khử hơn 200 tấn uranium, gần một tấn phóng xạ plutonium.
Người ta vẫn chưa tìm ra lõi lò phản ứng. Nhiều mảnh vụn của lõi bị kẹt trong tường của cơ sở làm nghèo uranium mà công nhân Liên Xô (cũ) đã dựng lên ngay sau vụ nổ. "Chúng tôi cần rất nhiều thiết bị. Nếu không có chất phóng xạ, thì mọi chuyện hoàn toàn đơn giản. Trên thực tế, côn🦂g việc hết sức phức tạp và khó khăn", Vincent Novak, Giám đốc Ban An toàn Hạt nhân thuộc Ngân hàng Tái thiết và Phát triển châu Âu, giám sát dự án, nói.
Người ta nghi ngờ liệu khối thép bảo vệ đó có tồn tại được trong một thế kỷ hay không. V𝕴ới mức độ nguy hiểm của chất phóng xạ bên trong, cơ hội để s♕ửa chữa và bảo trì là rất hạn chế.
"Khối thép có thể tồn tại trong một thời gian dài như vậy. Chúng tôi có kỹ thuật bảo dưỡng trong điều kiện khắc nghiệt", Matthew Wrona, giám đốc dự án✅, khẳng định. Người ta đã áp dụng công nghệ đó với tháp Eiffel. Tuy nhiên, cũng với kỹ thuật đó, vẫn có những cây cầu treo bị xuống cấp.
Một toà nhà vòm thép dày 12 m với kích thước bên trong là 245 m - gấp 3𒁃 lần sân bóng đá - bề ngang và cao 101 m. Việc này có thể vấp phải một khó khăn là tia gamma gây chết người từ trung tâm lò phản ứng đã bị hỏng có thể làm tâm vòm nóng đến mức con người ♕không thể làm việc được. Việc xây dựng cổng vòm đúng chỗ là không thể.
Thay và෴o đó, người ta quyết định xây cổng vòm ở 4 khu vực, rồi nối chúng lại với nhau bằng các đĩa thép dựng từ 4 mặt của lò phản ứng số 4. Các giám đốc dự án tin rằng khi hoàn tất, đây sẽ là cấu trúc có thể chuyển động lớn nhất từng được xây dựng.
Nguyễn Hạnh (theo The Washington Post)