Tại TP HCM, một số chủ đầu tư đã bắt đầu tái khởi động các dự án đình trệ nhờ đàm phán được lãi suất cho vay mua căn hộ giảm. Tổng giám🉐 đốc Công ty Lilama SHB, Lê Tấn Hòa tiết lộ: "Chúng tôi vừa đạt được thỏa thuận với ngân hàng làm đầu mối cho vay mua căn hộ, khách hàng là cán bộ, công nhân viên với lãi suất 12%. Dự kiến trong tháng 6 thỏa thuận này sẽ được ký kết".
Trên thực tế Lilama SHB có 4 dự án đã triển khai tại các quận 9, Tân Phú, Gò Vấp (TP HCM) phải giãn tiến độ trong năm 2011 vì thắt chặt tín dụng, lãi vay cao. Cả🐲 doanh nghiệp lẫn khách hàng đều không thể tiếp cận được các khoản vay vì 🦋lãi suất quá cao. Vì thế ngay khi thông tin hạ lãi suất được công bố, ông Hòa cho hay sẽ tái khởi động lại các dự án.
Theo ông Hòa, với động thái lãi suất cho vay đang dần được điều chỉnh, các dự án căn hộ diện tích vừa phải (50-70 m2) trị giá xấp xỉ ngưỡng 1 tỷ đồng một căn, hướng đến người có thu nhập trung bình nhiều khả năng sẽ tìm được đầu ra. "Hạ lãi suất sẽ m♔ang đế♕n nhiều điều tích cực hơn cho thị trường địa ốc. Đây cũng là cách kích cầu tốt nhất trong thời điểm hiện nay", ông nói.
Một số dự án tái khởi động sau khi tìm được lãi suất đầu ra "mềm" hơn. Ảnh: Vũ Lê |
Chọn thời điểm tháng 6 để tung ra dòng sản phẩm căn hộ Tân Mai, 𓆏loại diện tích 67 m2 bàn giao nhà ngay, Giám đốc kinh doanh tiếp thị Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Tân Bình, Phạm Thị Phương Liên cho hay: "Doanh nghiệp đã đạt được thỏa thuận với♏ một số ngân hàng cho khách hàng vay mua nhà với lãi suất 13,45% nên mạnh dạn tiếp tục mở bán".
Bà Liên tiết lộ, thậm chí doanh nghiệp đang nỗ lực đà💜m phán mức lãi suất dành cho khách mua nhà khoảng 12,8% và chờ phản hồi. Nếu đạt được thỏa thuận này, khách hàng mua căn hộ Tân Mai từ tháng 6 trở đi chỉ đóng 35-42% giá trị hợp đồng là có thể nhận nhà ở ngay. Mỗi tháng người mua nhà chỉ phải trả 6,5-6,8 triệu đồng nợ gốc và lãi trong vòng 15 năm. "Với chuyển biến tích cực về lãi suất như hiện nay, chúng tôi dự kiến sẽ tung thêm dòng sản phẩm mới tại huyện Bình Chánh", bà Liên cho hay.
Thị trường bất động sản phía Nam cũng chuyển từ thế thụ đ🤪👍ộng chờ đợi sang chủ động bung hàng để đón dòng lãi suất đang hạ nhiệt trong tháng 6. Nhiều dự án từ hạng sang đến cao cấp, trung cấp, thậm chí giá mềm đều đua nhau mở bán. Đó là: Léman C.T Plaza (quận 3), Tropic Garden (quận 2), 155 Nguyễn Chí Thanh (quận 5), The Eastern (quận 9), Sunflower city (Đồng Nai), C-Town và College Town II (Bình Dương)...
Địa ốc mong hưởng lợi nhờ việc hạ trần lãi suất. Ảnh: Hoàng Lan. |
Tương tự, tại Hà Nội không ít chủ đầu tư cũng bắt đầu đẩy nhanh tiến độ thi công các dự án cũ hoặc mạnh tay triển khai dự án mới. Đầu tháng 6, Công ty Liên doanh TNHH Phát triển Đô thị mới An Khánh đã khởi công giai đoạn 2 rộng hơn 75 ha. Dự kiến, đơn vị này sẽ triển khai hàng loạt dòng sản phẩm biệt thự, nhà liền kề...
Một chủ đầu tư bất động sản chia sẻ, bắt đầu từ quý 2 doanh nghiệp đã tăng tiến độ thi công dự án. Cuối năm 2011, tiến độ thi công đối với sàn khoảng 2.000 m2 trung bình mất khoảng 15-16 ngày thì từ đầu quý 2, tiến độ được đẩy nhanh hơn, mất khoảng 12-13 ngày. Lãnh đạo doanh nghiệp này giải thích, do huy động được tiền từ đối tác và tiếp cận được vốn vay ngân hàng nên quá trình tái khởi động dự án đang có chuyển biến tích cực.
Tổng giám đốc Hòa Phát Land, Phạm Trung Hà cho hay, do thị trường đã có nhiều tín hiệu vui ngân hàng đã bắt đầu cho vay vốn nên nhiều doanh nghiệp có tiền để tiếp tục triển khai sản phẩm và hỗ trợ khách hàng. Đối với các dự án hợp tác được với nhà băng thì có thể cho vay tới 60-70% giá trị sản phẩm.
Mặc dù thị trường có nhiều khó khăn, song các chủ đầu tư vẫn buộc phải bung hàng vì càng để lâu, áp lực vốn càng lớn. "Thà tung hàng còn hơn nằm chờ thị trường khởi sắc. Thực tế, những người ở thực vẫn có nhu cầu mua nếu giá bán của các dự án phải chăng", ông Hà nói.
Tại cuộc trả lời trực tuyến đầu tháng 6, Bộ trưởng Xây dựng Trịnh ☂Đình Dũng cho rằng, bất động s🌸ản đóng băng có nhiều nguyên nhân, một trong số đó là phụ thuộc nhiều vào vốn tín dụng. Lãi suất cao, khó tiếp cận vốn ngân hàng nên thị trường lâm vào cảnh khó khăn.
Theo Bộ trưởng, việc cần giải quyết lúc này là tạo vốn cho thị trường, trong đó kênh tín dụng đóng🍰 vai trò quan trọng. "Không chỉ lo cho doanh nghiệp được tiếp cận vốn, ngân hàng phải ưu đãi lãi suất cho cả người mua. Nếu thị trường chỉ có người bán mà người mua thiếu tiền thì không thể có giao dịch", ông Dũng nhấn mạnh.
Nhiều chuyên gia cho rằng hạ lãi suất có thể xem là điều kiện cần để tạo cú hích tác động tích cực đến 🐭thị trường bất động sản nhưng chưa phải là điều kiện đủ. Để việc hạ lãi suất tác động sâu rộng hơn đến thị trường địa ốc, chủ đầu tư và người mua nhà cần có thêm nhiều cuộc mặc cả, thương lượng. Theo đó, doanh nghiệp cần cam kết bán hàng với giá "mềm" nhất có thể, triển khai dự án đúng tiến độ, bàn giao nhà đúng hẹn, chiến lược hậu mãi tốt 🍨thì khách hàng mới xuống tiền mua sản phẩm.
Vũ Lê - Hoàng Lan