Nhà máy sản xuất ôtô Samsung tại Hàn Quốc |
Cuối năm 2004, dư luận Hàn Quốc, đặc biệt là thành phố Daegu xôn xao vì vụ bắt bớ một số nhân vật có liên quan đến vụ mua bán nhà máy ôtô tải Samsung giữa Công ty 🦂phát triển đô🐻 thị Daegu (DUDC) thuộc thành phố Daegu (Hàn Quốc) với Tổng công ty máy động lực và máy công nghiệp VN (VEAM).
Số là, sau khi đ♍óng cửa nhà máy ôtô Samsung (cuối những năm 90), đến năm 2002 nhà máy đã thuộc sở hữu của DUDC thông qua đấu thầu (gồm đất đai và thiết bị với giá khoảng 94,9 tỷ won). Để giải phóng mặt bằng nhà máy, lấy đất xây dựng đô thị, DUDC đã rao bán thiết bị, nhà xưởng 𒆙nhà máy ôtô Samsung.
Có 4 doanh nghiệp tham gia đấu thầu mua nhà máy trong đó có VEAM của Việt Nam. K🙈ết quả VEAM đã trúng thầu với giá mua nhà máy là 12,3 triệu đôla. Ngay lập tức, một công ty không trúng thầu đã kiện lên tòa án yêu cầu hủy kết quả đấu thầu vì cho rằng có nhiều khuất tất trong vụ mua bán này.
Do bị phát hiện có những bê bối trong quá trình đấu thầu mua nhà máy ôtô Samsung nên đầu tháng 9/2004 đã có 6-7 nhân viên của Hội đồng đấu thầu, trong đó có cả viên chức của thành phố 🌠Daegu (đơn vị chủ quản nhà máy ôtô Samsung) và một số người Hàn Quốc là đại diện của VEA💟M đã bị cảnh sát thẩm vấn và bị bắt. Giám đốc của hai công ty tư vấn BKs và P&H cũng nằm trong danh sách trên.
Một tờ báo của Hàn Quốc đăng tải: “Kết quả điều tra cho thấy có dấu hiệu mờ ám trong phi vụ mua bán này”. Theo tờ báo, Đội điều tra đặc biệt của thành phố Daegu đã tiến hành khởi t🍌ố, bắt giam ông Kisop Sim’s, 56 tuổi, Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế🐼 BKs (Hàn Quốc), đơn vị tư vấn cho VEAM mua nhà máy ôtô tải Samsung vì tội đưa và nhận hối lộ.
Ngoài ra, cảnh sát cũng khởi tố 8 và bắt 6 nhân viên của DUDC. Theo tờ báo, kết quả điều tra chỉ ra: Giám đốc Sim đã tiếp xúc với 🌄VEAM và hối lộ nhân viên của DUDC. Sau khi VEAM trúng thầu mua nhà máy, Sim đã nh✱ận được 270 triệu won ( khoảng 235.000 đôla).
Cùng với Sim, Giám đốc Công ty P&H (Công ty tư vấn thứ 2 cho VEAM trong vụ mua nhà máy) là Han (35 tuổi) cũng bị khởi tố, bắt giam vì bị kết tội về khả năng nhận được 600 triệu won (520.000 đôla) tiền môi giới từ VEAM sau khi VEAM ký được hợp đồng mua nhà máy vào tháng 6/2004. Han còn bị ngh𝄹i là đã nhờ Chon (43 tuổi), nhân viên DUDC giúp VEAM thắng thầu. Sau phi vụ, Han đưa cho Chon 16 triệu won.
Theo báo chí Hàn Quốc, Sim nguyên là một viên chức cao cấp của Chính phủ Hàn Quốc, đồng thời là cán bộ kiểm toán của một số công ty lớn của Hàn Quốc và kiêm luôn Giám đốc Công ty TNHH Quốc tế BKs.
Vì lý do đó, Sim có nhiều mối quan hệ trong chính trường Hà♏n Quốc và có nhiều khả năng giúp VEAM làm những việc tế nhị trong việc “tiếp c🍨ận” và “vận động hậu trường”.
Ngay sau khi nghe tin Kisop Sim’s bị bắt, ngày 28/9/2004, Tổng giám đốc VEAM đã viết thư thanh minh với nhà chức trách Hàn Quốc: “Mặc dù tôi đã biết vai trò của ông Kisop Sim’s là cán bộ kiểm toán của một số Công ty Nhà nước lớn của Hàn Quốc, nhưng điều đó hoàn toàn không có ảnh hưởng gì đến việc VEAM quyết định chọn BKs là đại l🌄ý thứ nhất của chúng tôi".
VEAM khẳn🎀g định: "Lý do chính để chọn BKs vì đó là công ty đầu tiên đã giới thiệu dự án này với chúng tôi... BKs đã rất nỗ lực tìm kiếm các thông tin liên quan cho c🎶húng tôi và điều đó đã giúp VEAM rất lớn để nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam cho dự án này… Chúng tôi cũng rất phẫn nộ với lời chỉ trích của ai đó rằng chúng tôi đã thực hiện những việc ô nhục này”.
Tuy nhiên, dư luận đặt câu hỏi, liệu BKs có đúng là công ty đầu tiên giới thiệu với VEAM về dự án? Bởi trước đó, Công ty TNHH Thi⛎ên Hà ở Hà Nội đã có đủ tư 𓃲liệu về dự án bán nhà máy ôtô cũ Samsung và Thiên Hà là người đầu tiên giới thiệu cho VEAM về dự án.
Chính Tổng Giám đốc VEAM đã đặt vấn đề nhờ Thiên Hà môi giới, dẫn sang Hàn Quốc thăm nhà máy ở Daegu,꧅ giới thiệu VEAM với các quan chức của Hội đồng tꦇhành phố Daegu và DUDC. Nhưng sau đó, ông Tổng Giám đốc VEAM đã nhanh chóng “cắt cầu” với Thiên Hà để bắt mối với BKs và P&H để ký hợp đồng tư vấn.
Ông chủ của P&H là Gi Cheol Han (35 tuổi), một người đã có thâm niên gom ôtô cũ từ các “bãi xe second hand” của Hàn Quốc để bán sang Việt Nam. Ngay từ đầu năm 2000, đích thân ông Tổng Giám đốc VEAM cũng đã thành lập và chỉ đạo một nhóm b💦uôn bán xe ôtô cũ trực thuộc văn phòng của VEAM để nhꦏập xe ôtô cũ từ Hàn Quốc và một số nước khác về bán ở Việt Nam.
Chân dung Han cũng được phác thảo qua lăng kính của ông Tổng giám đốc VEAM qua bức thư gửi ông trưởng công tố điều tra ngày 17/9/2004: “Ông Han là người lâu nay chuyên xuất khẩu xe ôtô cũ của Hàn Quốc sang Việt Nam, đã làm việc nhiều năm ở Việt Nam... Tôi chỉ nghĩ rằng ông Han là vì nhất thời sơ suất gây ra lỗi lầm chứ khôn🐷g phải là người hám lợi…” và “ông ấy đã hầu như phải ở liền tại Daegu và làm việc rất tích cực cho dự án này, bỏ cả việc xuất khẩu xe ô tô cũ”.
Cuối thư này ông Tổng giám ไđốc VEAM đã kết lu♎ận: “Tôi nghĩ về một con người như ông Han, về công việc làm ăn của ông ấy... suy cho cùng cũng là để mang đôla về cho Hàn Quốc”.
Tuy nh𓄧iên, tại sao 2 giám đốc Công ty BKs và P&H lại bị bắt, quan hệ làm ăn giữa 2 công ty này với VEAM như thế nào vẫn là điểm thu hút đối với dư luận.
Ngày 30/12/2003, VEAM ký hợp đồng Thỏa thuận đại lý tư vấn và hoa hồng số 71 với BKs. Theo đó, BKs sẽ tư vấn và hỗ trợ cho VEAM thành công trong cuộc đấu thầu rộng rãi với giá hợp lý để mua toàn bộ thiết bị ♌dây chuyền, nhà xưởng trước đây của nhà máy Sams🅘ung.
BKs còn cung cấp thông tin và tài liệu cập 💎nhật về các đối thủ, các bên liên quan đến dự án; Tổ chức hội thảo, gặp mặt với các nhân vật có liên quan để nhận được sự ủng 𝓀hộ… Đáp lại, VEAM sẽ trả cho BKs 300.000 đô la nếu thắng thầu.
Báo chí Hàn Quốc viết về vụ bê bối |
Gần♕ 3 tháng sau, ngày 10/3/2004, VEAM ký tiếp hợp đồng “Thỏa thuận đại lý” (không số) với P&H. Công ty P&H trong hợp đồng này có 6 nhiệm vụ chính: Chuẩn bị bản đề xuất cho DUDC để có thể trở thành bên thương thảo ưu tiên số 1 cho việc mua thiết bị nhà máy; Chuẩn bị bản đánh giá thiết bị hiện tại của dự án (do Tòꦫa án Daegu làm). P&H báo cáo những thông tin cập nhật về các đối thủ, các bên liên quan đến dự án, tổ chức các cuộc gặp gỡ cần thiết.
Sau khi thỏa thuận cuối cùng với DUDC có hiệu lực, P&H đồng ý giới🐎 thiệu với VEAM các công ty tư vấn kỹ thuật, thiết kế, các kỹ sư cũ của Samsung, các Công ty luật để chuẩn bị kế hoạch vận hành c🌄ác thiết bị tại VN.
Đáp lại, VEဣAM sẽ phải trả cho P&H 600 triệu won (520.000 đôla) ngay sau khi thỏa thuận cuối cùng về mua thiết bị nhà máy được VEAM và DUDC ký kết.
Tuy nhiên, điểm bất bất bình thường trong việc “tư vấn mua thiết bị nhà máy Samsung” chính là việc VEAM ký hợp đồng với 2 công ty tư vấn. Trong hợp đồng ký kết với đối tác lại được ghi “Đại lý tư vấn và hoa hồng”. Sự “lập lờ” của các hợp đồng thể hi♛ện ở chỗ: các nhà tư vấn có nhiệm vụ na ná giống nhau; phân địn🅰h trách nhiệm (hay sự đóng góp) của từng đối tác không rạch ròi.
Đặc biệt, thời điểm kꩵý hợp đồng với 2 công ty này cũng như s⛎ố tiền chi trả là quá lớn và đầy uẩn khúc. Chẳng hạn, hợp đồng ký với BKs ngày 30/12/2003 có giá trị 300.000 USD, nhưng với P&H ký ngày 10/3/2004 (thời gian hợp đồng được thực hiện chỉ có gần 3 tháng) thì giá trị hợp đồng lên đến 520.000 USD.
Tổng giáജ trị của hai hợp đồng là 819.930 USD bằng 12,914 tỷ đồng, tương đương 7% giá trị hợp đồng mua nhà máy. Một khoản “chi hoa hồng” quá lớn.
Xét về mặt thời gian, cuộc đấu thầu sơ bộ bán nhà máy đã bắt đầu từ ngày 10/3/2004 tại thành phố Daegu Hàn Quốc. Ngày 22/3/2004 đơn vị sở hữu nhà máy (DUDC) đã có văn bản xác nhận VEA🎃M được xếp thứ nhất để ưu tiên đàm phán hợp đồng.
Đến ngày 4/5/2004, bản ghi nhớ giữa VEAM và DUDC đã được ký, khẳng định VEAM được độc quyền mua nhà máy. Sau đó hợp đồng mua nhà máy cũng được ký ngày 3/6/2004 với giá 12,3 triệu USD. Chiểu 🏅theo điều khoản hợp đồng, VEAM đã trả cho BKs và P&H gần 13 tỷ đồng.
Điểm đáng chú ý nữa là: Trên thực tế ngày 10/3/2004 là ngày VEAM nộp hồ sơ ღdự thầu mua nhà máy. Như vậy những nội dung: tìm hiểu thông tin, thu thập dữ liệu và chuẩn bị hồ sơ để tham gia dự thầu đã được hoàn tất trước ngày 10/3/2004. Trong khi, cùng ngày VEAM vẫn vội vàng ký hợp đồng với P&H với số tiền phải trả gần gấp đôi so với꧙ BKs.
Việc ký kết hợp đồng, thanh toán gần 13 tỷ đồng cho hai Công ty BKs và P&H hết sức được giữ bí mật. Ngoài Tổng giám đốc, Kế toán trưởng VEAM, chỉ có một vài người gần gũi của Tổng Giám đốc mới được biết. Ngay cả ông Chủ tịch, bà Trưởng ban kiểm soát và c♈ác ủy viên Hội đồng quản trị của VEAM đều không hề được biết trước.
Chỉ khi sự việc bê bối bị đổ b♑ể, Tổng giám đốc VEAM đành phải báo cáo với Hội đồng qღuản trị về khoản chi gần 13 tỷ đồng đã trả cho hai Công ty BKs và P&H. Để bao biện cho hành động “tiền trảm, hậu tấu” ông Tổng Giám đốc VEAM cho rằng việc chi như vậy là căn cứ theo hướng dẫn của Thông tư số 01/1998/TT-BTC ngày 3/1/1998.
Mặc dù đã tự ý trả tiền từ nhiều tháng 🌟trước, nhưng ông Tổng giám đốc vẫn đề nghị được hợp thức hóa khoản chi này bằng cách làm lại thủ tục từ khâu đầu tiên: xin Hội đồng quản trị duyệt cho phép ký Hợp đồng với hai công ty tư vấn này. Tuy nhiên, đề nghị này chưa nhận được sự đồng thuận trong Hội đồng quản trị, một số ủy viên đã bất bình vì khoản chi vô lý, thiếu tính hợp pháp và quá tùy tiện này.
Thông tư 01/1998 quy định các doanh nghiệp Nhà nước phải xây dựng quy chế chi hoa hồng môi giới, chi phí dịch vụ để áp dụn🐻g thống nhất và công khai trong doanh nghiệp. Quy chế phải được Hội đồng quản trị phê duyệt và gửi cho cơ quan tài chính (cơ quan quản lý vốn, cơ quan thuế) để giám sát. VEAM chưa hề ban hành một quy ch⛎ế nào về vấn đề này.
Mặt khác, giá của vụ “tư vấn” mua nhà máy Samsung gần 13 tỷ đồng vẫn đang được dư luận đặt câu hỏi: Không hiểu VEAM vജì lý do gì đã tự𒁃 quyết định trả số tiền lớn đến như vậy cho hai công ty tư vấn mà không qua đấu thầu.
(Theo Tiền Phong)