Nguồn tin của VnExpress🐷 cho biết, chiều 8/6, khi cơ quan điều tra tống đạt quyết định bắt tạm giam và khám xét nơi ở, ông Nguyễn Chiến Thắng (66 tuổi, Chủ tịch UBND tỉnh Khánh Hoà nhiệm kỳ 2011-2016) và Lê Đức Vinh (56 tuổi, nguyên Phó bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa nhiệm kỳ 2015-2020, Chủ tịch UBND tỉnh nhiệm kỳ 2016-2021) đều tỏ ra bình tĩnh, rất hợp tác, trả lời toàn bộ các câu hỏi cũng như chỉ ra những nơi lưu giữ tài liệu, hồ sơ liên quan vụ án.
Hai cựu Chủ tịch và ông Lê Mộng Điệp (66 tuổi, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường nhiệm kỳ 2011-2016) đều bị Công an Khánh Hòa điều tra về hành vi Vi phạm quy định về quản lý đất đai theo Điều 229 BLHS.
Trong đó, ông Thắng và Vinh bị cáo buộc đã ký nhiều văn bản sai quy định trong việc giao và cho thuê đất, phê duyệt giá đất cho doanh nghiệp thực hiện dự án Sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự và dự án Biệt thự sông núi Vĩnh Trung𝓡 thuộc khu vực núi Chín Khúc. Còn cựu Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Lê Mộng Điệp chịu trách nhiệm tham mưu cho UBND tỉnh về loại đất, quy hoạch sử dụng đất, thẩm định giá đất.
Ngoài ra, ông Thắng còn bị cho có sai phạm trong việc giao hơn 7.300 m2 đất "vàng" (hai mặt tiền Trần Hưng Đạo và Lý Tự Trọng ở trung tâm TP Nha Trang) cho Công ty CP Thanh Yến mà không đấu thầuꩵ trong quá trình thực hiện dự án BT (xây dựng - chuyển giao) xây Trường Chính trị tại xã Phước Đồng.
Liên quan đến dự án này và nhiều dự án sai phạm khác, hồi tháng 5, ông Đào Công Thiên꧟ (59 tuổi, cựu Phó chủ tịch tỉnh Khánh Hoà) và ông Võ Tấn Thái (60 tuổi, nguyên Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường, nhiệm kì 2016-2021) đã bị bắt tạm giam.
Dự án Sinh thái tâm linh Cửu Long Sơn Tự tiền thân là dự án Khu biệt thự và sinh thái Đất Lành꧅ do Công ty TNHH Sản Xuất và Xây dựng Khánh Hòa làm chủ đầu tư. Năm 2009, tỉnh Khánh Hòa có chủ trương giao hơn 513 ha đất lâm nghiệp thuộc khu vực núi Chín Khúc cho doanh nghiệp này làm khu kinh tế trang trại, mục tiêu trồng rừng và khoanh nuôi tái sinh rừng. Đồng thời, tỉnh điều chỉnh hơn 3,5 ha đất thương mại dịch vụ lên thành 5,3 ha đất làm công trình tâm linh, tượng phật trên núi.
🍎Tháng 10/2015, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Chiến Thắng cho phép chủ trương điều chỉnh mục tiêu đầu tư khu kinh tế trang trại và cấp giấy chứng nhận đầu tư xây khu nhà ở để bán hoặc kết hợp cho thuê, cho thuê mua; trồng rồng, bảo vệ rừng và dịch vụ sinh thái tâm linh; 7.500 m2 đất ở lâu dài trên đỉnh núi Chín Khúc. Trong đó, 7.500 m2 này chưa được chuyển mục đích đất rừng sang đất ở, song trong quyết định giao đất UBND tỉnh Khánh Hòa ghi là "đất ở nông thôn" giao có thu tiền sử dụng đất, người mua được sử dụng ổn định lâu dài.
Đến tháng 9/2019, ông Đào Công Thiên🌌 (Phó chủ tịch tỉnh) mới ký quyết định điều chỉnh cho doanh nghiệp thuê 7.500 m2 đất theo hình thức trả tiền thuê đất hàng năm với dạng "loại đất trồng rừng sản xuất".
💮Cơ quan chức năng xác định, nhà đầu tư dù chưa đủ điều kiện, chưa được phê duyệt quy hoạch 1/500, báo cáo tác động môi trường, nhưng đã cho đào bới, san ủi 44 ha trên núi Chín Khúc để làm dự án.
ꦅĐến năm 2019, chủ đầu tư đã trả lại hơn 370 ha đất tại dự án này, do không có nhu cầu sử dụng. Hiện, doanh nghiệp đã trồng lại cây rừng, phủ xanh lại các đồi trọc đã san ủi.
Dự án Biệt thự sông núi Vĩnh Trung cũng ꦉdo công ty Công ty TNHH Sản Xuất và Xây dựng Khánh Hòa làm chủ đầu tư, xuất phát từ dự án trồng rừng cảnh quan môi trường và du lịch sinh thái Vĩnh Trung, được UBND tỉnh cấp giấy phép năm 2008.
Ba năm sau, ông Lê Đức Vinh khi giữ chức Phó chủ tịch tỉnh đã ký quyết định cho doanh nghiệp đổi tên dự án thành Khu biệt thự và du lịch sinh Thái Vĩnh Trung🎉, được thực hiện dự án tại tiểu khu rừng 573 núi Chín Khúc với diện tích 29 ha.
Đến tháng 7/2018, ông Vinh giữ chức Chủ tịch tỉnh, tiếp tục ký quyết định chủ trương đầu tư dự án Biệt thự sông núi Vĩnh Trung🍃 có chức năng nhà ở, dịch vụ thương mại rộng hơn 19,6 ha. Trong đó, 6,5 ha đất ở, gần 3,9 ha đất dịch vụ thương mại.
𓃲Qua các lần kiểm tra, Bộ Xây dựng xác định dự án này chưa hoàn thiện thủ tục đầu tư nhưng doanh nghiệp đã san nền, thực hiện các hạng mục hạ tầng... sai quy định.
Trước khi bị bắt, ông Nguyễn Chiến Thắng từng trả lời VnExpress rằng🐬, hồi ông mới giữ chức Chủ tịch tỉnh thì kinh tế Khánh Hoà rơi vào thực trạng lạm phát và suy thoái. Trong cương vị người đứng đầu UBND tỉnh, ông luôn mong tạo được công ăn việc làm cho người dân và thu được ngân sách nên đã kêu gọi doanh nghiệp đầu tư, phát triển kinh tế của địa phương.
ꦅ"Mình có làm thì có đúng, có sai. Cái nào sai thì nhận khuyết điểm, không chối bỏ, đồng thời cũng đã làm việc với công an và cung cấp các hồ sơ liên quan để họ điều tra", ông Thắng nói.
💟Đối với dự án BT Trường Chính trị, ông Thắng cho biết, tỉnh đã mời thầu 3 lần, có hai doanh nghiệp muốn tham gia đầu tư, nhưng đến khi thẩm định năng lực thì chỉ có Công ty Hoàn Cầu (nay là Công ty Thanh Yến) xin đầu tư. Sau nhiều lần họp và nghiên cứu các quy định của pháp luật, tỉnh quyết định giao dự án theo hình thức chỉ định thầu cho doanh nghiệp này. Ông ký quyết định đó.
𝔉Đối với cáo buộc giao hơn 7.300 m2 đất với giá rẻ hơn rất nhiều so với quy định gây thiệt hại hàng trăm tỷ đồng, ông Thắng nói "trước đó đã chỉ đạo các đơn vị phải định giá kỹ, giao đất theo giá thị trường".
♍Ngoài các khu đất này, Khánh Hoà còn bị Thanh tra Chính phủ chỉ ra nhiều sai phạm trong chuyển đổi đất "vàng" giai đoạn 2010-2017, kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo UBND tỉnh Khánh Hoà kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân.
Xuân Ngọc