Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo ༒thực hiện dự án đầu tư xây dựng vành đai 4 vùng Thủ đô chiều 12/9, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông TP Hà Nội Nguyễn Chí Cường cho biết sau hơn hai tháng khởi công, 3 dự án thành phần đang thực hiện, nhưng gặp khó về nguồn đất, cát.
Nhu cầu vật liệu xây dựng dự kiến của toàn bộ dự án trên địa bàn Hà Nội, Hưng Yên, Bắc Ninh là 9,6 triệu m3 đất đắp; 7,5 triệu m3 cát 𒀰♋đắp, cát xử lý nền đất yếu. Tính riêng nhu cầu vật liệu phục vụ dự án thành phần 2.1 (xây dựng đường song hành) và dự án thành phần 3 (xây dựng cao tốc) trên địa phận Hà Nội khoảng 1,8 triệu m3 đất đắp và 5,5 triệu m3 cát.
Đến nay, đơn vị tư vấn đã khảo sát tổng số 49 mỏ đất, cát tại một số tỉnh thành với tổnꦇg trữ lượng hơn 130 triệu m3. Tuy nhiên, theo ông Cường, những mỏ ở gần thì chưa thể khai thác do chưa có giấy phép, hoặc sắp đấu🌸 giá để khai thác. Hiện các nhà thầu mới sử dụng vật liệu từ 12 mỏ đất đắp và cát đắp nằm ngoài Hà Nội nên chi phí cao so với đơn giá nhà nước.
Để tháo gỡ, Trưởng ban Chỉ đạo thực hiện dự án vành đai 4 vùng Thủ đô, Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng giao các đơn vị liên quan hoàn thành thủ tục cần thiết để lập danh mục mỏ vật liệu đất, cát đắp trên địa bàn (gồm mỏ đ𓄧ã có, đã giao và mỏ mới); đơn giản hóa, rút ngắn tối đa thủ tục, áp dụng cơ chế đặc thù cho phép chỉ định khai thác theo Nghị ꧑quyết của Quốc hội và Chính phủ.
"Đây là việc làm cấp thiết để bảo đảm tiết kiệm chi phí, thời gian vận chuyển, hạ giá thành, đáp ứng ổn định, lâu dài nhu cầu vật liệu thi công", Bí thư Hà Nội nói, đồng thời yêu cầu hoàn thành dứt điểm nhiệm vụ này trong tháng 9ꦇ. Đối với các mỏ đất, cát cần điều chỉnh quy hoạch kh൩oáng sản, UBND thành phố thực hiện ngay để kịp trình Thường trực HĐND hoặc kỳ họp chuyên đề HĐND thành phố trong tháng 9, bảo đảm đầy đủ tính pháp lý.
Việc khó khăn nguồn cung vật liệu cho dự án đã được dự báo tại cuộc họp hồi tháng 4. Khi đó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội Nguyễn Huy Cường cho biết kết quả khảo sát các mỏ cho thấy trữ lượng cao hơn nhiều lần nhu cầ🔯u của dự án, nhưng cự ly vận chuyển vật liệu đến nơi thi công tới 50-80 km. Mỏ có giấy phép thì trữ lượng thấp hoặc ở xa, mỏ ở gần thì giấy phép hết hạn hoặc chưa có.
Vành đai 4 vùng Thủ đô dài 112 km, tổng mức đầu tư hơn 85.000 tỷ đồng, đi qua Hà Nội, Hưng Yên và Bắc Ninh. Điểm đầu dự án tại điểm nối caoꦿ tốc Hà Nội - Lào Cai, điểm cuối nối cao tốc Nội Bài - Hạ Long. Dự án khởi động năm 2022, mục tiêu cơ bản hoàn thành năm 2026 và đưa vào khai thác từ năm 2027.
Võ Hải