Theo ước tính của Viện Đo lường và Đánh giá Sức khỏe (IHME) - trung tâm nghiên cứu y tế độc lập do tỷ phú Bill Gates sáng lập, tính đến 17/1, thế giới ghi nhận khoảng 125 triệu ca nhiễm Omicron mỗi ngไày, gấp hơn 10 lần so với đ💎ỉnh của làn sóng Delta vào tháng 4/2021. Omicron đang lan đến mọi lục địa, trừ một số nước ở Đông Âu, Bắc Phi và Đông Nam Á.
Dựa trên mức độ lây nhiễm chưa từng có, nhà khoa học Christopher Murray của IHME nhận định hơn 50% dân số thế giới sẽ nhiễm Omicron trong khoảng từ tháng 11/2021 đến cuối tháng 3. Các mô hình IHME cho thấy số ca mắc Covid-19 thực tế theo ngày từ cuối tháng 11/2021 đến 17/1 đã tăng hơn 30 lần. Song trong dữ li൩ệu chính thức, con số chỉ tăng 6 l🔯ần bởi tỷ lệ ca nhiễm không triệu chứng khá cao.
Thực tế, gánh nặng từ Omicron phụ thuộc chủ yếu vào các 𝓰ca nhiễm không triệu chứng. Theo một nghiên cứu trên tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ (JAMA), 40% ca nhiễm Covid-19 hiện nay không có triệu chứng. Nhiều bằng chứng cho thấy tỷ lệ này ở chủng Omicron cao hơn nhiều, từ 80% đến 90%.
Tại những khu vực Omicron đã lây nhiễm mạnh, số ca nhập viện gia tăng gấp đôi hoặc gấp ba so với những đợt bùng phát trước đây. Mô hình dịch tễ của IHME dự báo các quy định phòng dịchℱ như khẩu trang, mở rộng tiêm chủng và tiêm liều tăng cường thực hiện trong những tuần tới sẽ không có tác động đáng kể lên làn sóng Omicron. Theo đó, tăng cường sử dụng🌸 khẩu trang cho 80% dân số chỉ làm giảm 10% tổng số ca nhiễm trong 4 tháng tới. Triển khai vaccine tăng cường hoặc tiêm chủng cho người trước đó chưa đủ điều kiện sẽ không ảnh hưởng nhiều ở thời điểm này.
Ở những nơi Omicron chưa lây lan mạnh, việc siết chặt phòng dịch vẫn hiệu quả. Những biện pháp này bảo vệ cộng đồng, tuy nhiên tốc độ của Omicron quá nhanh khiến chính sách s꧑ức khỏe không theo kịp, theo nghiên cứu của Lancet.
IHME cản♓h báo dù mức độ nghiêm trọng của Covid-19 giảm dần, song làn sóng Omicron xảy ra như "sóng thần", đồng nghĩa với việc số người nhập viện còn gia tăng ở nhiều nước. Vì vậy, các quốc gia vẫn cần ưu tiên hỗ trợ hệ thống y tế trong vòng 4 đến 6 tuần tới.
Những đợt bùng phát mới nhất dự kiến tập trung ở các nước chưa xuất hiện nhiều ca nhiễm Omicron, chẳng hạn Đông Âu và Đông Nam Á. Trong bối cảnh biến chủng lây lan, giáo sư Murray cho rằng các nước cần thiết lập lại chiến lược kiểm soát dịch. Theo ông, công tác truy vết tiếp xúc sẽ không phát huy hiệu quả do ꦚOmicron lan truyền quá nhanh.
Mô hình IHME ước tính vào tháng 3, lượng 💙lớn dân số thế giới sẽ nhiễm Omicron. Chiến dịch tiêm liều tăng cường cũng được đẩy mạnh liên tục. Khi ấy, miﷺễn dịch toàn cầu luôn cao nhất ở mọi thời điểm. Trong một tuần hoặc vài tháng sau đó, mức độ lây truyền virus dự kiến giảm sâu.
"Tôi sử dụng thuật ngữ đại dịch để chỉ những nỗ lực phi thường của xã hội trong hai năm ứng phó với một mầm bệnh mới. Những nỗ lực này cứu sống vô số🎉 người. Các biến chủng mới chắc chắn xuất hiện, một số có ꦫthể nặng hơn Omicron. Khả năng miễn dịch từ tiêm chủng hay lây nhiễm tự nhiên sẽ suy yếu, tạo cơ hội cho virus tiếp tục lây lan. Các quốc gia nên lường trước rằng số ca nhiễm trong mùa đông (năm 2022) sẽ lại tăng", ông Murray nhận định.
Tuy nhiên, tác động của nCoV trong tương lai đối với sức khỏe con người sẽ ít nghiêm trọng hơn so với chủng virus trước đó. Vaccine thường xuyên thích nghi với kháng ♏nguyên hoặc biến chủng mới. Sự ra đời của thuốc kháng virus và những hiểu biết chắt lọc từ hai năm giúp người dễ tổn thương tự bảo vệ mình trong các l♊àn sóng tương lai.
Covid-19 dần trở thành mầm bệnh theo mùa mà hệ thống y tế và xã hội buộc phải đối phó. Tiến sĩ Murray cho rằng ca nhiễm và tử vong ở các nước tương tự cúm mùa. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịꦫch bệnh (CDC) Mỹ ước tính dịch cúm nghiêm trọng nhất vào năm 2017-2018 gây ra khoảng 52.000 ca tử vong.
"Thời đại chính phủ áp dụng các biện pháp chống nCoV đặc thù đã kết thúc. Sau làn sóng Omicron, Covid-19 sẽ quay trở lại, nhưng đại dịch thì kꦚhông", tiến sĩ Murray cho biết.
Thục Linh (Theo Lancet)