🔯Tốt nghiệp ngành Khoa học máy tính, không khó để Hoàng tìm được một công việc phù hợp với chuyên ngành. Tuy nhiên, Hoàng quyết định về nước. Cậu giải thích: "Ngành Khoa học máy tính rất có triển vọng tại Việt Nam, trong khi ở Mỹ bạn sẽ phải cạnh tranh với sinh viên từ rất nhiều quốc gia trên toàn thế giới như Ấn Độ, Trung Quốc...".
🌌Tôi thích cách nhìn thẳng thắn và thực tế đó của Hoàng.
♉Ước tính, hơn 21.600 sinh viên Việt Nam du học tại Mỹ trong năm 2020-2021. Không có báo cáo chính thức về số lượng về nước hàng năm sau chương trình học, nhưng dựa vào những gì tôi biết về cộng đồng du học sinh xung quanh mình, số người chọn trở về Việt Nam ngày càng nhiều hơn. Nguyên nhân khá đa dạng, nhưng phổ biến nhất là áp lực tìm được việc tốt, lương cao (thực sự) ở nước sở tại.
Ví dụ, cùng một vị trí công việc, nếu so sánh con số tuyệt đối, mức lương ở Mỹ tưởng cao hơn nhiều so với Việt Nam nhưng thực tế thường chỉ ở mức trung bình hoặc thấp so với thu nhập bình quân của người dân ở đây. Một bài báo trên USD Today♏ dẫn nguồn khảo sát do Real Estate Witch thực hiện cho biết, mức lương khởi điểm mà tân cử nhân, kỹ sư ở Mỹ nhận được rơi vào khoảng 55.260 USD/ năm, tương đương 4.605 USD/ tháng. Tuy nhiên, giá thuê phòng ở các thành phố lớn như New York, Boston đã lên tới 1.500$/tháng (gần một phần ba thu nhập), chưa kể tới những khoản phí sinh hoạt khác.
ꦦNgoài ra, những rào cản về văn hóa trong cả công việc và cuộc sống; sự khắc nghiệt của thời tiết (mùa đông kéo dài ở nhiều nước phương Tây) khiến nhiều người mãi không thể thích ứng, thậm chí gặp phải các vấn đề tâm lý cũng như trở ngại trong giao thiệp xã hội, ít bạn bè. Tôi từng bị một người lạ ở tàu điện ngầm chỉ thẳng mặt nói "biến về nơi mày thuộc về đi".
꧅Với những du học sinh đi học ở độ tuổi "muộn" ngoài 25, họ rất khó tiếp nhận văn hóa sở tại khi một phần căn tính, văn hóa, lối sống đã được định hình tại Việt Nam.
𓆉Hiểu được thực tế này, tôi thường cảm thấy ngại ngùng khi gặp những nhận xét như "Tốt nghiệp đại học danh tiếng tại Mỹ, anh A vẫn về nước" hay "Được các công ty rộng cửa chào đón tại Mỹ, chị B vẫn về Việt Nam khởi nghiệp". Cấu trúc "nhưng, vẫn" là dấu vết của một quan niệm cũ, cho rằng kiếm được công việc ở nước ngoài mới là lựa chọn tối ưu.
🐼Hệ quả là việc trở về của một du học sinh nào đó thường được lãng mạn hóa, được coi như một sự hy sinh cơ hội, quyền lợi vật chất để về nước đóng góp cho quê hương. Lãng mạn hóa lựa chọn trở về hoặc coi việc về nước sau du học là một khoản đầu tư thất bại đều không phù hợp. Quan niệm này vô hình tạo áp lực nặng nề lên người trở về, khi họ được kỳ vọng tạo ra những thay đổi hoặc làm nên việc lớn.
🌳Không phải du học sinh nào cũng có câu chuyện truyền cảm hứng. Tôi hoàn toàn đồng cảm nếu một người chọn trở về vì bất cứ lý do gì. Không phải ai cũng may mắn có được công việc tốt, đầy đủ đãi ngộ để dễ dàng chọn ở lại nước ngoài. Công việc và cuộc sống cá nhân là không tách rời. Mỗi người dành ra khoảng 90.000 giờ trong đời để làm việc. Nếu trở về nước khiến chúng ta thấy hạnh phúc hơn với công việc và cuộc sống, đó chắc chắn không phải là một lựa chọn bất đắc dĩ.
🦄Trong thế giới phẳng hiện tại, người trẻ không còn bị gắn chặt trong biên giới hữu hình của một quốc gia và dù ở bất cứ đâu, họ cũng có thể phát triển sự nghiệp, đóng góp cho đất nước và thế giới. Tôi tin rằng có rất nhiều cơ hội phát triển đang chờ đón mỗi sinh viên Việt Nam về nước.
𒆙Như mọi lựa chọn khác trong đời, du học sinh trở về nước chỉ nên coi là điều bình thường, một lựa chọn chủ yếu vì cân nhắc quyền lợi cá nhân.
Bùi Minh Đức