Thông tin được nêu 🗹trong Báo cáo mùa Xuân của Viện Giáo dục quốc tế Mỹ (IIE). Qua khảo sát 662 cơ sở giáo dục đại học (cao đẳng đến tiến sĩ), 53% cho biết ghi nhận lượng hồ sơ ứng tuyển năm học 2024-2025 tăng so với trước.
Trong đó, sღố hồ sơ từ Việt Nam tăng 38%, đứng thứ 6 trong top 10 qu𝕴ốc gia tăng trưởng mạnh nhất. Báo cáo không đưa ra con số chi tiết.
Ngoài ra, 72% trường được khảo sát cho hay ưu t🐷iên du học sinh Việt ở bậc đại học. Số này ở bậc sau đại học là 36%. IIE nhận định Việt Nam sẽ là nguồn cung du học sinh trọng điểm, bên cạnh Ấn Độ, Trung Quốc, Canada và Hàn Quốc.
Trước đó, trong báo cáo tầm nhìn 2030 của tꦰổ chức này, 92% trong số 630 trường cho biết sẽ tăng tuyển sinh viên quốc tế trong 5 năm tới. 85% sẽ giữ nguyên hoặc tăng mức hỗ trợ tài chính để thu hút nhiều du học sinh hơn.
Năm học 2022-2023, Mỹ có hơn một triệu sinh viên quốc 🌠tế, đến từ hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ. Số du học sinh người Việt là 21.900, đóng góp cho nền kinh tế Mỹ khoảng 816 triệu USD. Phần lớn (47,6%) theo đuổi bằng cấp trong lĩnh vực STEM (Khoa học, Công nghệ, Kỹ thuật, Toán học).
Việt Nam hiện nằm trong 10 thị trường hàng đầu thế giới về sự dịch chuyển của sinh viên ra bên ngoài, theo ICEF Monitor, trang thông tin về giáo dục quốc tế. Người Việt trong top 5 về số sinh viên quốc tế ở Mỹ, top 2 ở Nhật, top ꦛ6 ở Australia, số 1 💝ở Đài Loan.
Có nhiều lý do khiến Việt Nam trở thành "điểm nóng" tuyển sinh. Chẳng hạn, hơn một phần tư (28%) dân số ở độ tuổi từ 16 đến 30; giáo dục là mối quan tâm hàng đầu của các hộ gia đình Việt. Theo HSBC, mức chi cho giáo dục của💃 mỗi gia đình chiếm 47% tổng chi tiêu. Tầng lớp trung lưu ở Việt Nam phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, đồng nghĩa nhiều gia đình có điều 𝓀kiện gửi con ra nước ngoài.
Doãn Hùng