"Có trường hợp du học tự túc tại Australia, bốn năm học có thể tiêu tốn khoảng 💃3,5 tỷ đồng. Nếu sau khi về nước, mỗi tháng chỉ nhận lương 15 triệu đồng, thì làm sao thu hồi vốn?
V🐼ì vậy, chỉ có những sinh viên không tìm được việc làm hoặc các bạn thuộc gia đình giàu có, có doanh nghiệp gia đình, mới có khả năng quay về để quản lý công việc của gia đình".
Độc giả nickname nguyenthydan2 bình luận như trên, cho rằng với những trường hợp du học tự túc, thì thu hồi "số vốn" đã đầu tư là điều được ưu tiên hàng đầu. Bình luận này được viết sau bài Khoảng 80% du học sinh tự túc không về nước. Theo đó, 🅘Khoảng 70-80% du h༒ọc sinh tự túc ở lại nước ngoài làm việc sau khi học xong vì thu nhập cao, đãi ngộ tốt, theo Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao.
Đồng quan điểm, độc giả ĐẠI HẢI THỦY nêu: "Chẳng ai lại đầu tư cả một số tiền lớn bằng cả gia sản 🔯của một đời người chỉ để học rồi về làm lương tháng 20 triệu đồng, mất cả đời mới thu lại được vốn.
D✃o đó, họ phải tìm cách ở lại ít nhất để thu hồi lại số tiền đã bỏ ra. Một lý do khác là kiến thức học từ nước ngoài chưa chắc đã áp dụng được ở Việt Nam, chưa kể đến khả năng thích nghi khi trở về quê hương".
"80% người tự túc du học rồi ở lại nước ngoài làm việc, điều này là bình thường và phù hợp với hoàn cảnh của họ. Họ đã đầu tư tiền tỷ để học🍎, lẽ nào về nước để tìm một công việc với thu nhập theo mặt bằng chung trong nước? Môi trường tạo nên điều này: ở nước ngoài dễ kiếm việc với thu nhập tính theo giờ, nhiều người cũng có ý định nhập cư lâu dài.
Về kiến thức chuyên môn, chưa chắc họ vượt trội hơn lao động trong nước, ngoài lợi thế về giao tiếp ngoại ngữ. Trình độ và kinh nghiệm, dù ở trong hay ngoài nước, đều phụ thuộc vào lĩnh🦂 vực học tập và mức độ v🌃a chạm thực tế.
Để thu hút được nhiều chất xám, nền kinh tế và kỹ thuật trong nước cần phát triển mạnh mẽ, tạo môi trường phù hợp cho nguồn nhân lực chất lượng cao", độc giả Quan Tran viết.
Độc giả nguyenhuuhieuhs nêu ý kiến bổ sung: "Sau quãng thời gian bốn năm du học, các bạn du học sinh꧋ đã quen với môi trường và cuộc sống tại nước ngoài. Hiếm ai muốn thay đổi môi trường sống, nhất là khi điều kiện về thu nhập, thăng tiến và môi trường làm việc ở đó tốt hơn.
Tôi thấy hiện tại, có rất ít doanh nghiệp Việt Nam đủ khả năng hấp thụ nguồn nhân lực này, ngoài các công ty đa quốc gia. Nếu lương ở Việt Nam có thể trả từ 3.000 - 4.000 USD một tháng, thay vì mức 6.000 - 7.000 USD ở nước ngoài, thì tôi tin rất nhiều người sẽ muốn trở về, 🀅vì chẳng ai muốn xa quê hương, gia đình và người thân mãi mãi. Với thu nhập như vậy, họ hoàn toàn có thể sử d🎶ụng các dịch vụ tốt tại Việt Nam, điều mà thu nhập ở nước ngoài không thể đảm bảo".
Trong khi đó, độc giả havinhnam nêu câu hỏi chung: "Điều gì khiến du học sinh tự túc khô𝓀ng muốn về nước và cảm thấy làm việc tại nước ngoài là lựa chọn tốt hơn? Đó là văn hóa làm việc, thu nhập, hay điều gì đã níu giữ họ lại?".
Hữu Nghị tổng hợp