Tôi làm việc trong ngành du lịch khách sạn đã hơn 10 năm, hàng ngày đều nhận được câu hỏi của khách ngoại quốc về việc nên đi đâu tham quan, mua sắm gì, ăn gì, xem gì, chơi gì. Tôi hoàn toàn không đồng ý với ý kiến cho rằng khách ngoại ít chi tiêu là do nhìn th🌃eo người Việt Nam.
Đơn giản vì một lý do: khách du lịch quốc tế và khách Việt là hai đối tượng khách hàng với những nhu cầu hoàn toàn khác biệt.
Không chỉ khách Tây tới Việt Nam, thử tưởng tượng bạn đi du lịch nước ☂ngoài: bạn sẽ muốn tìm hiểu văn hóa địa phương, ăn thử món ăn truy💫ền thống nước họ và mua quà lưu niệm, đặc sản về nước.
Trong khi khách du lịch trong nước có thể có hoặc không có những nhu cầu trên, nếu có cũng chưa chắc cần nhữ♌ng thứ giống như k🎶hách quốc tế cần.
Khách ngoại quốc đến Việt Nam h💜ay 🌠tìm mua hàng thủ công mỹ nghệ như xà cừ, sơn mài, đặt may áo dài, mua cà phê...còn khách du lịch trong nước ít khi cần, nếu có cũng chỉ mua đặc sản vùng miền như bánh kẹo.
Tron♌g khi các món bánh kẹo, mứt truyền thống thì khá lạ lẫm và không hợp khẩu vị nhiều khách quốc tế.
Theo tôi lý do chủ yếu khách ngoại quốc chi tiêu ít là do thị trường Việt Nam ít các sản ph💖ẩm lưu niệm, quà tặng đặc 🅺trưng và chất lượng.
>> Xử lý hình sự để dẹp nạn 'chặt chém' khách du lịch mùa lễ𝄹 hội
Các bạn đi thử từ Bắc tới Nam của nước mình sẽ thấy các sản phẩm quà lưu niệm đều ♒na ná nhau: hàng thổ cẩm, khăn lụa (chủ yếu nhập từ Trung Quốc), quần áo họa tiết châu Á...
Tất cả những món này không đặc trưng, không độc đáo và có thể tìm thấy hàng hà s🐟a ⛎số ở các nước tương tự Thái, Lào, Campuchia, Trung Quốc...Vậy tại sao họ lại mua?
Những mặt hàng sơn mài chất lượng cao thì số cửa hàng khá ít và giá rất cao, chỉ một số khách hạng sang có thể mua được. Ngoài ra những hoạt động vui chơi giải trí cũng còn rất hꦐ🍷ạn chế.
Những năm gần đây thì có nổi lên một số chương trình nghệ thuật độc đáo, đặc trưng văn hóa Vi♋ệt, đó là tín hiệu rất đáng mừng. Còn không trước đó thì hầu như ngoài chuyến viếng thăm Bảo tàng chiến tranh, đi xem múa rối nước, đi Củ Chi...thì khách đến Sài Gòn không còn gì để làm.
>> Tôi ước ao qu🍷ê mình 'đông nghẹt và đầy rác' giống Đà Lạt dịp Tết
Chỉ có một🃏 thứ mà cả khách quốc tế lẫn nội địa đều sẵn sàng chi tiền để trải nghiệm, đó là ẩm thực.
Theo tôi ngành du lịch Việt Nam nên chú trọng phát triển và quảng bá văn hóa ẩm thực của đất nước, biến nó thành thương hiệu đặc trưng của Việt Nam. Ví dụ như Đài Loan: họ xây dựng hẳn một hệ thống các món ăn vặt cộp mác Đài Loan và rất đặc trưng, mẫu mã đa dạng phong phú, từ bánh dứa tới trà sữa gói, kẹo, cá chiên gi♛òn...và bán trong chuỗi các cửa hàng sạch đẹp gần trong chợ đêm nổi tiếng hay các khu du lịch.
Chủ yếu khách quốc tế mua mang về làm quà, giá không rẻ nhưng ai cũng vui vẻ chi. Nói tóm lại, làm du lịch mà muốn khách chi tiền nhiều thì phải hiểu mình đang phục vụ khách gì, nhu cầu của họ ra sao...để có sản phẩm phù hợp. Không thể chung chung làm theo kiểu đại trà và ♎bắt chước nhau, rồi hệ quả 🐻là đánh mất bản sắc riêng.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.