Đầu tháng 11, Tuấn Anh cùng nhóm bạn tì𒉰m hiểu thông tin để đi du lịch bốn ngày, ba đêm tại Phú Quốc, Kiên Giang. Trong hàng nghìn thông tin liên quan đến các điểm đến ở đảo Ngọc như Gánh Dầu, Hòn Đồi Mồi, Bãi Sao... Tuấn Anh bị thu hút bởi thông tin Phú Quốc đứng trước áp lực lớn của♛ rác thải từ hoạt động du lịch, đặc biệt là rác thải nhựa phát sinh ra biển gây mất cảnh quản, giảm đa dạng sinh học.
"Nhó𒅌m chúng tôi muốn đến Phú Quốc để du lịch, trải nghiệm chứ không muốn mình trở thành một phần trong quá trình phát sinh rác thải ở hòn đảo này", Tuꦜấn Anh bày tỏ.
Theo đó, các thành viên trong nhóm chủ động tìm cách giảm thiểu tối đa phát sinh rác thải nhựa. Thu Hà (23 tuổi, Bắc Giang), một thành viên trong nhóm, ngoài lên mạng tìm kiếm đã hỏi nhiều người đi trước kinh nghiệm, tuy nhiên không thu ♋được nhiều t๊hông tin như mong đợi.
Trong một lần tình cờ đọc được thông tin về qua mạng xã hội, Thu Hà đã tìm được giải pháp giảm nhựa cho chuyến hành trình của cả nhóm. Trước đó, cô dự định mang theo lược, kem đánh r🐎ăng, trùm tóc dùng một lần mà không biết rằng những đồ vật này là một trong số những loại rác thải nhựa dùng một lần được tìm thấy nhiều ở các bãi tại Phú Quốc.
Tương tự, chuyến du lịch tâm linh tại Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu) của gia đình chị Thùy Linh (36 tuổi, Hà Nội) có lẽ đã bắt đầu với mút xốp cắm hoa, cốc nến, mâm nhựa, nước lọc, nước ngọt đóng chai cùng hàng loạt túi bóng༺ đựng đồ.
Được bạn bè nhắc nℱhở, Côn Đảo đang thực hiện chính sách hạn c🅺hế rác thải tại nghĩa trang Hàng Dương, chị Linh tìm cách thay thế thế những đồ vật có thể tái sử dụng như mâm nhôm, lọ hoa, chai nước thủy tinh.
Chuẩn bị xong đồ lễ, chị Thùy Linh vẫn còn lấn cấn. "Tôi vẫn lo những đồ dùng cá nhân của mình sẽ làm ảnh hưởng đến hòn đảo vì phụ nữ nhiều đồ khi dùng xong sẽ phát sinh lượng rác thải nhất định", chị Linh nói. Tuy nhiên, chị cũng cho biết đã tìm đọc những thông tin về phương án tha꧋y thế thông qua kiengnhua.vn.
Trước thực trạng rác 🧔thải nhựa ngày càng nhiều, Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam (WWF-Việt Nam) phối hợp với Cục Biển và Hải đảo Việt Nam, thực hiện chương trình truyền thông thay đổi hành vi với thông đi❀ệp "kiêng nhựa" hướng đến các tổ chức, doanh nghiệp, người dân địa phương cũng như du khách đến Phú Quốc, Côn Đảo. Chương trình thuộc dự án "Giảm thiểu rác thải nhựa đại dương tại Việt Nam" - đã triển khai từ năm 2020.
Trong đó, website Kiêng Nhựa là điểm nhấn khi cung cấp công cụ giúp đo lường mức độ ản🌺h hưởng đến môi trường của từng món đồ như chai nhựa, túi n🥃ilon, hộp nhựa, hộp xốp, ly nhựa, đồ chăm sóc vệ sinh dùng một lần... Từ đó, người dùng có thể lựa chọn tiếp tục sử dụng nhựa dùng một lần, hoặc kiêng sử dụng và thay thế bằng các sản phẩm thân thiện hơn.
Website này còn cu🦩ng cấp thông tin giúp du khách có thể tự đánh giá🌠 mức đóng góp trực tiếp của mình vào việc bảo vệ môi trường, điều chỉnh hành vi bằng cách sử dụng đồ nhựa có trách nhiệm hơn, chuẩn bị hành lý với đồ dùng thay thế trong mỗi chuyến du lịch, qua đó góp phần bảo vệ thiên nhiên, hướng tới phát triển bền vững.
Tuệ Anh