Từng hai lần đi du lịch sang Triều Tiên, anh Ngô Quang Minh (Hà Nội) có nhiều kỷ niệm thú vị và ấn tượng tốt đẹp với Triều Tiên. Anh chia sẻ lại những điều cần lưu ý với các du khách Việt Nam muốn tới đất nước còn nhiều bí ẩn với thế giới:
Triều Tiên bị cấm vận nhiều năm, người dân không sung túc như các nước khác nhưng họ rất tự trọng và có tinh thầ𒊎n kỷ luật cao. Họ sẽ dành cho bạn những gì mà theo họ là tốt nhất ꦺkhi bạn trả tiền, bỏ công để đến thăm nước họ. Bạn cũng nên tôn trọng chủ nhà và tuân theo cách mà họ làm du lịch.
Người Triều Tiên có bề dౠày lịch sử lâu đời, họ yêu quý, ưu ái, tin tưởng người Việt Nam. Tôi không hề nói quá điều này, bạn có thể tự trải nghiệm điều đó khi sang đây.
1. Vào, ra Triều Tiên bằng cách nào
Bạn lựa ওchọn giữa đường bộ hoặc đườ🗹ng hàng không, hiện chưa có đường thủy.
- Đường bộ: Bạn có thể di chuyển tới thành phố biên giới Đan Đông rồi đi tàu vào Bình Nhưỡng, sáng đi chiều đến. Với hình thức này, bạn cần xin visa nhập cảnh Trung Quốc, loại nhập cảnh nhiều lần. Nếu 🐽visa nhập cảnh Trung Quốc một lần, đại lý du lịch sẽ hỗ trợ bạn xin visa mới ở Bình Nhưỡng. Tôi sử dụng hình th🍌ức visa này.
- Đường hàng không: Bạn di chuyển sang Bắc Kinh ﷺrồi bay tiếp Bình Nhưỡng.
2. Có tự đi được không
Bạn phải đi theo tour nên có thể nhờ công ty lữ hành hỗ trợ làm visa nhập cảnh. Hiện các công ty lữ hành Việt Nam có tour trọn gói từ Việt Nam. Hoặc du khách có thể mua tour tại biên giới Trung Quốc - Triều Tiên.🅘 Tôi đã đi hai lần của DDCTS vì giá cả phải chăng, không bắt đặt cọc. Bạn có thể báo hủy trước 24 giờ. Khi đến Đan Đông, họ đưa tô🐲i ra ga, trao visa (giấy thông hành) rồi tôi tự lên tàu đi. Khi tôi qua biên giới sẽ có hướng dẫn viên đón tại sân ga Bình Nhưỡng.
Ngoài ra còn có Kor♚yo Tour (trụ sở tại Bắc Kinh) nổi tiếng nhưng đắt. Các du khách tới từ châu Âu, Mỹ hay đi qua công ty này.
Hướng dẫn viên Triều Tiên nói được nhiều thứ tiếng: Anh, Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc, Việt Nam... có thể báo trước với công ty để họ sắp xếp người phù hợp. Năm 2017, tôi gặp một n💜ữ hướng dẫn viên nói tiếng Việt khá chuẩn.
3. Giá cả như thế nào
Ngoài vé máy bay, visa Trung Quốc, visa Triều Tiên, bạn sẽ tốn thêm khoảng 15 triệu ch🐷o 4 ngày, 25 triệu cho một tuần tour nội địa. Tổng cộng chi phí lên tới 30-40 triệu đồng. Tour nội địa chi bao toàn bộ chi phí từ lúc bạn đặt chân xuống sân ga Bình Nhưỡng cho tới ngày rời đi, gồm ăn uống, chỗ ngủ nghỉ, thuyết minh dịch thuật. Chi phí không bao gồm giặt là, mua sắm, tiền tip... Bạn cần đổi tiền USD, euro để tiêu vì ở đây không dùng được thẻ tín dụng, không có cây ATM rút t꧋iền.
Các điểm đến quen thuộc: Bình Nhưỡng, Keasong, khu⭕ phi quân sự DMZ, núi Miêu Hương (Myohyang), núi Kim Cương (Kumgan🔯g), Nam Phố (Nampo), Nguyên Sơn (Wonsan), dãy Trường Bạch (Paektu).
4. Được mang máy ảnh và chụp ảnh không
Bạn có thể đem điện thoại, máy ảꦺnh, máy tính bảng𒀰, máy đọc sách, laptop. Năm 2017, tôi cầm iPhone, Samsung Note 8, Blackberry Passport, máy ảnh Fuji XPro 2, nhiều loại ống kính nhưng họ chỉ xem lướt qua.
Bạn có thể chụp ảnh thoải൲ mái trừ các công trình quân sự. Tuy nhiên, khi chụp người dân, bạn nên xin phép trước. Chương trình đồ༺ng diễn Arirang không phải năm nào cũng có, muốn xem phải trả tiền riêng nhưng rất hấp dẫn. Bạn sẽ tiếc nếu không đem theo máy ảnh có ống kính zoom được xa.
5. Thứ nên và không nên mang
Bạn đừng mang sách trong hành lý. Hải quan sẽ kiểm tra vì nghi là tài liệu tuyên truyền. Nếu không hiểu sách có nội dung gì, họ sẽ nghiên cứu tốn thời gian của bạn. Trong chuyến đi đầu tiên của tôi, một bạn Trung Quốc cầm cuốn sách khiến hải q💦uan nghi vấn làm các hành khách khác phải chờ khi🧜 nhập cảnh.
Trong khi đó, bạn nên mua chút quà và tip cho hướng dẫn viên. Đó là những thứ phổ 🅺biến ở Việt Nam nhưng lại thể hiện tình cảm của bạn như cà phê, trà, vải vóc, bút, b♍ánh kẹo...
6. Có thể gọi điện ở Triều Tiên không?
Ở đây không có sóng di động để gọi về ⛎Việt Nam vì Triều Tiên không roaming với thế giới. Tuy nhiên, bạn có thể gọi điện thoại cố định với mức giá 4 RMB (14.000 đồng) một phút về Việt Nam. Tôi tự vào buồng ℱđiện thoại ở khách sạn gọi về nhà rồi ra quầy trả tiền.
Ngô Quang Minh