Theo Bộ Công Thương, nhiệt điện than sẽ đạt công suấtꦺ khoảng 50.000 MW, chiếm gần 34% tổng công suất lắp đặt nguồn điện vào năm 2030. Con số này giảm 9% so với quy hoạch VII điều chỉnh. Vì thế, lượng than nhập khẩu cho sản xuất điện trong 10 năm tới cũng giảm khoảng 20 triệu tấn so với quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Trong cơ cấu nguồn theo tính toán của cơ quan quản lý, năng lượng tái tạo ༒sẽ chiếm 27% trong 10 năm tới, khoảng 38.300 MW, thuỷ điện lớn trên 30 MW chiếm 19.200 MW và điện khí là 27.800 MW.
Nhìn vào tỷ lệ cơ cấu nguồn điện, áp lực đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho nhà máy nhiệt điện tại Việt Nam là rất lớn khi nguồn than và khí trong nước không đủ c💙ung cấp cho các nhà máy điện.
8 tháng đầu năm 2020, Việt Nam đã chi gần 2,9 tỷ USD nhập khẩu 40,7 triệu tấn than, tăng 39% về lượng và gần 6% về trị giá so với cùng kỳ 2019. Các ngành tiêu thụ than lớn đứ♊ng đầu là nhiệt điện, xi măng, luyện kim, phân đạm - hóa chất.
Thực tế, kịch bản nhập khẩu than với khối lượng lớn để phục vụ sản xuất điện được nhận định là gặp nhiều khó khăn tr🌱ước sự cạnh tranh rất lớn của các nước nhập khẩu than với khối lượng lớn trên thế giới như Trung Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ... Chưa kể, tại nhiều thời điểm, cung cầu và giá cả than thế giới đều biến động, giá than nhập khẩu cao nhưng các doanh nghiệp nhập khẩu không dễ được đáp ứng.
Tại phiên giải trình do Uỷ ban Kinh tế Quốc hội tổ chức về phát triển điện lực đến năm 2030, Phó chủ tཧịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển cho rằng, với điều kiện hiện nay và vài thập kỷ tới, vai trò điện than vẫn cần thiết, chưa thể giảm hoặc thay thế được.
Nói "điện than không phải tội đồ để loại bỏ", nhưng Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, trong trung và dài hạn sẽ loại năng l⛄ượng này sẽ phát triển ở mức hợp lý theo hướng ưu tiên những tổ máy công suất lớn, hiệu suất cao, sử dụng công nghệ hiện đại. Trước mắt, ngay trong quy hoạch điện VIII mà bộ này đang soạn thảo, tỷ trọng điện than trong cơ cấu nguồn sẽ giảm xuống 36-37%.
Hiện do ảnh hưởng của Covid-19, 🙈nhu cầu phụ tải trong giai đoạn tới sẽ thấp hơn so với các kết quả dự báo trước đây. Theo dự báo của Viện Năng lượng, ở kịch bản cơ sở nhu cầu điện thương phẩm sẽ duy trì mức tăng khoảng 8% trong giai đoạn 10 năm tới, với điện thương phẩm năm 2025 dự kiến là 337,5 tỷ kWh và năm 2🧜030 là 478,1 tỷ kWh. Theo đó điện thương phẩm sẽ giảm 15 tỷ kWh vào năm 2025 và 230 tỷ vào 2030 so với quy hoạch điện VII điều chỉnh.
Do nhiều🐟 nguồn điện lớn chậm tiến độ, để đảm bảo cân đối cung cầu từ năm 2021, Bộ Công Thương cho biết sẽ nghiên cứu giải pháp vận hành để sử dụng tối đa nguồn điện hiện có và tăng cường phát triển các nguồn năng lượng tái tạo. Theo đó, chuyển đổi nhiên liệu nhà máy nhiệt điện Hiệp Phướ🐈c 375 MW từ sử dụng dầu FO sang LNG; khai thác hợp lý nguồn điện gió, mặt trời; tăng nhập khẩu điện từ Lào năm 2025 khoảng 3.000 mW và xem xét tăng sản lượng nhập điện cấp điện áp 220 kV từ Trung Quốc...
Anh Minh