Theo ông Vũ Thế Bình, Phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Tây Âu là thị trường du lịch truyền thống của Việt Na♔m. Hiện nay Việt Nam đón khoảng 700.000 khách từ thị trường này là mức rất thấp so với tiềm năng.
Để kích cầu từ thị trường này, ngành du lịch sẽ có chương trình khuyến mại gắn với các điểm tham quan mới, dịch vụ mới hoặc nâng cấp các sản phẩm đã có, đảm bảo giá trị độc đáo của văn hóa truyền thống, đáp ứng nhu cầ😼u tìm hiểu giá trị văn hóa và thiên nhiên của loại khách này. Giá của các sản ph𝄹ẩm này giảm từ 20-30% so với sản phẩm thông thường.
💎 Một số công ⭕ty lữ hành đã ký cam kết trong trường hợp khách đặt dài ngày hơn thời gian được miễn thị thực (15 ngày), công ty sẽ chịu chi phí làm visa.
Hoạt động thứ hai ngành du lịch hướng tới là nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo an ninh, an toàn vệ sinh môi trường cho khách. Phần lớn du khách đến từ Tây Âu có khả năng chi tiêu cao, nên các công ty sẽ tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm. Những cơ sở dịch vụ du lịch đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn, hàng hóa có xuất xứ rõ ràng sไẽ๊ được chọn lựa để triển khai đợt khuyến mại.
Hoạt động thứ ba mà du lịch Việt Nam hướng tới là đẩy mạnh xúc tiến du lịch tại thị trường Tây Âu và Belarus. Ngành du lịch sẽ tổ chức một chiến dịch truyền thông để t𒐪hông báo về chính sách miễn thị thực nhập cảnh cho 6 nước, tổ chức các đoàn khảo sát thị trường cung cấp thông tin phục vụ du khách từ những nước này.
"Một số nước trong khu vực, đặc biệt là Thái Lan, Malaysia rất thành công trong việc hút khách từ Tây Âu. Nhiều du khách đến các nước này muốn tranh thủ sang Việt Nam nhưng không kịp làm visa, việc hợp tác với các n🦄ước trên không chỉ giúp Việt Nam học tập kinh nghiệm mà còn tạo điều kiện thu hút những khách đã đến khu vực có 💧ý định đi thêm Việt Nam", ông Bình cho biết thêm.
Anh Phương