Covid-19 tràn vào Việt Nam, đường bay quốc tế đóng cửa
Bước sang 2020, du lịch Việt Nam giữ đà tăng trưởng ngoạn mục, đón xấp xỉ 2 triệu lượt khách quốc tế trong tháng 1, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm 2019. Mọi thứ đột ngột thay đổi khi Việt Nam xác nhận ca nhiễm nCoV đầu tiên.
Từ 1/4, Việt Nam cách ly toàn xã hội, dừng toàn bộ đường bay thương mại với các nước. Các điểm tham quan, du lịch n🍸ội địa đóng cửa, người dân được yêu cầu không ra khỏi nhà khi không có việc cấp thiết.
Du lịch Việt𒈔 Nam đối mặt với những khó khăn chưa từng có tiền lệ. Hơn 95% doanh nghiệp lữ hành quốc tế dừng hoạt động, toàn bộ doanh nghiệp du lịch nội địa hoạt động cầm chừnꦿg, theo Tổng cục Du lịch. Tính chung 6 tháng đầu năm 2020, tổng thu từ khách du lịch ước đạt 176.800 tỷ đồng, giảm gần 48% so với cùng kỳ năm trước. Lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,7 triệu lượt, giảm 57%, còn khách nội địa chỉ đạt 23 triệu lượt, giảm gần 50%. Tỷ lệ lấp phòng ở các cơ sở lưu trú còn khoảng 20%.
Kích cầu nội địa lần 1 ghi nhận lượt khách kỷ lục
Mất thị trường quốc tế, ngành du lịch lập tức xoay sang thúc đẩy du lịch nội địa khi dịch bệnh bước đầu được kiểm soát. Tháng 6/2020, Bộ Văn hóa, Tꦉhể thao và Du lịch phát động chương trình kích cầu "Người Việt Nam đi du lịch Việt Nam", thu hút sự vào cuộc tích cực của các sở ngành, hiệp hội, địa phương, doa🥃nh nghiệp và cả người dân. Lần đầu tiên du khách trong nước được trải nghiệm dịch vụ nghỉ dưỡng, du lịch cao cấp... với mức giá giảm 75-80%. Nhiều dịch vụ vốn chỉ đón khách nước ngoài nay mở cửa đón khách nội. Chỉ sau một tháng triển khai, hơn 8 triệu lượt khách trong nước đã đi du lịch, trong đó 4,1 triệu lượt có lưu trú. Hàng loạt chặng bay nội địa được mở mới, thực hiện hơn 26.000 chuyến bay.
Covid-19 tái bùng phát, du lịch "đóng băng" trở lại
Giữa lúc du lịch nội địa khởi sắc chưa từng có, Covid-19 tái bùng phát tại Đà Nẵng một lần nữa giáng đòn chí mạng vào ngành d𓆏u lịch. Các doanh nghiệp trải qua những khó khăn mớ🔯i. Tỷ lệ hủy tour, phòng khách sạn lên đến hơn 90% trên nhiều địa phương. Thiệt hại ước tính hơn 600 tỷ đồng.
Miền Trung "oằn mình" trong bão lũ
Song hành cùng làn sóng dịch bệnh thứ hai, đầu tháng 10, miền Trung hứng chịu 13 cơn bão liên tiếp, gây ra tình trạng lũ lụt và sạt lở đất tồi tệ nhất trong 100 năm trở lại đây. Một dải miền Trung từ Nghệ An đến Khánh Hòa, Phú Yên đều ảnh hưởng bởi mưa, lũ. Quảng Bình ngập sâu nhất sau 41 năm, phố cổ Hội An, cung đình Huế cùng 🐭hàng loạt di tích, điểm lưu trú bị cô lập do nước lũ dâng.
Kích cầu nội địa lần 2
Từ c🧸uối tháng 9/2020, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tiếp tục phát động chương trình kích cầu nội địa lần 2 với chủ đề "Du lịch Việt Nam an toàn, hấp dẫn", hướng đến 2 đối tượng chính gồm người dân v๊à người nước ngoài đang sinh sống ở Việt Nam. Trong đợt kích cầu này, an toàn là tiêu chí hàng đầu để xây dựng sản phẩm du lịch, bên cạnh sự hấp dẫn về giá cả, chính sách đổi, hoàn hủy linh hoạt, tích cực loại bỏ tâm lý e ngại đi du lịch hậu Covid-19. Chương trình thu hút sự vào cuộc của tất cả các địa phương, doanh nghiệp lữ hành nhằm nhanh chóng khôi phục thị trường du lịch nội địa. Đến hết tháng 11/2020, tổng số khách du lịch trong nước đạt 49 triệu lượt.
Việt Nam thất thu 23 tỷ USD
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện cho biết hồi tháng 11, năm 2020 du lịch Việt Nam thất thu 23 tỷ USD. Lượng khách quốc tế giảm 80%, trong nước giảm hơn 50%. Phần lớn doanh nghiệp lữ hành quốc tế dừng hoạt động, trong đó, ♛các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoạt động cầm chừng, cắt giảm nhân sự, một số vĩnh viễn không vực dậy nổi. Hàng triệu lao động du lịch rơi vào cảnh mất sinh kế.
Có thể nói, du lịch là một trong những ngành bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi Covid-19. Song đây lại là cơ hội để du lịch nước nhà gia tăng sức đề kháng, phát triển bền vững trên cơ sở tái cơ cấu lạ🌞i thị trườngಞ khách, làm mới các hình thức du lịch.
Những xu thế mới ra đời
Bên cạnh tác động kinh tế, đại dịch Covid-19 làm thay đổi nhu cầu, tâm lý du lịch của người dân. Các xu hướng mới đáp ứng tiêu chí an toàn, hạn chế nơi đông người được ưa chuộng như du lịch ngắn ngày, "staycation" (du lịch tại nơi mình sinh sống), tour du lịch ảo, du lịch sinh thái tìm v♐ề với thiên nhiên, du lịch cộng đồng hay du lịch kết hợp chăm sóc sức khỏe... Ứng d⭕ụng công nghệ thông minh vào du lịch cũng được tận dụng triệt để, giúp du khách dễ dàng kiểm tra chất lượng điểm đến thời đại dịch.
Việt Nam giành nhiều giải thưởng lớn
Việt Nam vẫn khẳng định sức hút qua hàng chục giải thưởng quốc tế dù trải qua một năm nhiều dấu ấn buồn. Tháng 2/20🌳20 Việt Nam vào top 20 nước phát triển du lịch nhanh nhất thế giới. Tháng 11/2020, Việt Nam chiến thắng trong cuộc bình chọn các hạng mục: Điểm đến Di sản hàng đầu châu Á, Điểm đến Văn hóa hàng đầu châu Á và Điểm đến Ẩm thực hàng đầu châu Á... của giải thưởng danh giá World Travel Awards. Ngoài ra, Việt Nam còn đứng đầu 16 hạng mục khác của giải thưởng "Oscar du lịch" này ở các lĩnh vực lữ hành, hàng không, điểm đến, khách sạn, resort...
Sự kiện tiêm thử nghiệm vaccine Covid-19 trên người ngày 17/12 mở ra tương lai đầy hy vọng cho du lịch Việt Nam. Một kịch bản phục hồi bền vững cùng tâm thꦰế sẵn sàng quay trở lại đường đua là điều cần thiết để ngành công nghiệp không khói khởi sắc trong năm 2021.
Ngọc Diệp