Chắp hai lòng bàn tay sát vào nhau để chào Trong văn hóa Hindu, mọi người chào nꦬhau bằng cách chắp hai bàn tay của mình sát vào nhau - gọi là "Namaskar". Lý do chung đằng sau truyền thống này là thể hiện sự tôn trọng. Tuy nhiên, theo khoa học, đầu các ngón tay tương ứng với cái huyệt đạo của mắt, tai và༺ trí óc. Chắp hai tay vào nhau, đảm bảo tất cả các ngón tay chạm sát với nhau được cho là kích hoạt các huyệt đạo giúp chúng ta nhớ người chúng ta chào trong một thời gian dài. Một điểm khác là khi chào chúng ta không chạm vào nhau thì không truyền cho nhau bất kỳ loại vi khuẩn nào vì không có sự tiếp xúc vật lý. Tại sao phụ nữ đeo nhẫn ở ngón chân Đeo nhẫ🐻n ngón chân không chỉ biểu thị cho người phụ nữ đã lập gia đình mà còn mang ý nghĩa khoa học đằng sau nó. Thông thường nhẫn được đeo trên ngón chân thứ hai, nơi có một dây thần kinh đặc biệt kết nối tử cung và đi đến trái tim. Đeo nhẫn trên ngón chân này giúp cho tử cung khỏe mạnh bằng cách điều tiết lưu lượng máu đến đó và chu kỳ kinh nguyệt sẽ💞 đều đặn. Ngoài ra, bạc là một chất liệu dẫn tốt, nhẫn bạc hấp thụ năng lượng từ trái đất và chuyển tới cơ thể. Ném đồng xu vào dòng sông Nhìn chung, hành vi này được cho rằng sẽ mang lại may mắn. Tuy nhiên, trong thời cổ đại, hầu hết các đồng xu sử dụng được làm bằng đồng không giống như những đồng xu bằng thép không gỉ như ngày nay. Đồng là một kim loại quan trọng rất hữu ích cho cơ thể🍨 con người. Ném tiền xu vào dòng sông là một trong những cách mà tổ tiên của người Hindu đảm bảo lượng đồng có đủ trong nước của các dòng sông. Vì sông là nguồn nước uống duy nhất cho mọi người thời đó. Dấu son đỏ Tilak (KumKum) trên trán Từ thời cổ đại, trên trán, giữa hai lông mày được coi là một điểm thần kinh quan trọng trong cơ thể con người. Các Tilak được cho là để ngăn chặn sự mất mát của "năng lượng", nó nằm giữa lông mày là để giữ lại năng lượng trong cơ thể con người và kiểm soát các cấp độ khác nhau của sự tập trung. Việc ch🏅ấm đỏ lên trán cũng sẽ tác động lực lên nhiều điểm trên khu vực giữa chân ᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚmày và Luân Xa (còn gọi là Adnya-chakra – khu vực tập trung năng lượng tinh thần trong cơ thể), tạo điều kiện thuận lợi cho việc cung cấp máu đến các cơ mặt. Tại sao những ngôi đền có chuông Những người viếng thăm các ngôi đền nên và sẽ rung chuông trước khi vào chánh điện, nơi thờ phụng các tượng thần quan trọng. Theo Thánh truyền luận (Agama Sastra), âm thanh của chuông xua đuổi cái ác và làm hài lòng Thượng Đế. Tuy nhiên, theo lý giải khoa học, tiếng chuông ngân giúp thanh lọc tâm hồn, khiến tâm trí ta minh mẫn và hoàn toàn hướng thiện. Những chiếc chuông được làm theo cách đặc biệt mà khi chúng tạo ra âm thanh, âm thanh đó sẽ tạo ra một sự thống nhất giữa hai não trái và phải. Thời khắc chúng ta rung c🔯huông, nó sẽ sản sinh ra một tiếng ngân sắc nét, vang vọng và kéo dài ít nhất trong 7 giây, đủ để kích hoạt 7 nhóm dây thần kinh chữa bệnh trong cơ thể, đồng thời giữ não bộ tránh xa khỏi những suy nghĩ tiêu cực. Bữa ăn bắt đầu với món cay và kết thúc bằng món ngọt Từ xa xưa, người Ấn Độ cổ đại đã chú trọng đến một nguyên tắc trong ăn uống, đó là bữa ăn nên bắt đ🐟ầu với món cay còn món ngọt nên được phục vụ vào cuối bữa. Ý nghĩa khoa học của nguyên tắc thú vị này chính là vị cay có tác dụng kích hoạt dịch tiêu hóa và axit, đảm bảo quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi và hiệu quả, trong khi đồ ngọt và carbohydrate lại làm chậm quá trình tiêu hóa. Vẽ Mehndi/ Henna trên tay và chân Henna là một loại hình xăm được vẽ trực tiếp lên cơ thể, đặc biệt là lòng bàn tay của các cô dâu chuẩn bị về nhà chồng. Tên của chú rể sẽ được viết cách điệu rất nhỏ trong lòng bàn tay cô dâu và chú rể sẽ phải tìm ra tên mình ẩn sau những hình vẽ thơm mùi thảo mộc – một điềm lành giúp cho tình yêu của họ được thăng hoa và bền chặt. Tuy nhiên, đám cưới cũng mang lại nhiều cảm xúc: sự phấn khích xen lẫn sự hồi hộp và cả một chút căng thẳng cho cô dâu lẫn chú rể. Những cảm xúc này có thể đem lại một cơn đau đầu hay sốt nhẹ. Ngoài là hình vẽ đầy sắc màu, henna có thể giúp thư giãn bởi loại thảo dược này có tác dụng làm mát cơ thể và giữ cho các dây thần kinh không bị căng thẳng. Đây cũng là lý do henna được vẽ lên tay 𝓡và chân, nơi hội tụ của các dây thần kinh chạy dọc cơ thể. Ngồi ăn trên sàn nhà Truyền thống này không chỉ là ngồi trên sàn và ăn uống mà nó liên quan đến tư thế "Sukhasan". Sukhasan là tư thế chúng ta thường bắt đầu cho các thế Yoga. Khi bạn ngồi trên sàn nhà, bạn thường ngồi bắt chéo chân – “sukhasana” hoặc “bán padmasana” (bán hoa sen), đó là tư thế mà ngay lập tứไc mang lại một cảm giác bình yên và giúp tiêu hó🙈a. Động tác này tự động kích hoạt các tín hiệu đến não bộ của bạn chuẩn bị cho dạ dày tiêu hóa. Tại sao bạn không nên ngủ với đầu quay về hướng bắc Theo góc độ tâm linh thì đó là hành động mời ma quỷ hay cái chết, nhưng theo phương diện khoa học thì cho rằng cơ thể con người có từ trường riêng của mình và trái đất là một nam châm khổng lồ. Khi chúng ta ngủ với đầu hướng về phía bắc, từ trường của cơ thể trở nên hoàn toàn bất đối xứng với từ trường của trái đất. Đó là nguyên nhân gây ra các vấn đề liên quan đến huyết áp và tim cần phải hoạt động nhiều hơn để khắc phục sự bất đối xứng này. Ngoài ra một lý do khác là cơ thể của chúng ta có số lượng đáng kể chất sắt trong máu, khi chúng ta ngủ ở vị trí này, sắt từ toàn bộ cơ thể bắt đầu tụ trong não, điều này có thể gây ra đau đầu, bệnh Alzheimer, suy giảm nhận thứ꧂c, bệnh Parkinson và bệnh thoái hóa não. Người Ấn Độ theo đạo Hindu xỏ lỗ tai Xỏ lỗ tai có một tầm quan trọng lớn trong vă hóa Ấn Độ. Các bác sĩ và các nhà triết gia Ấn Độ tin rằng xỏ lỗ tai giúp cho sự phát triển của trí tuệ, sức mạnh của tư duy và khả năng ra quyết định. Thói nói nhiều làm mất đi năng lượng trong cuộc sống, việc đeo khuyên tai sẽ giúp trẻ biết tự chủ trong lời ăn tiếng nói, hạn chế những hành vi vô lễ, đồng thời bảo vệ ống dẫn tai khỏi chứng rối loạn chức năng. Ngay cả người phương Tây cũng bị ý tưởng này cuốn hút và họ coi 🌞khuyên tai như một món thời trang làm đẹp cho đôi tai. Phương Thu ThủyDu khách tại Ấn Độ bịᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚ bao vây vì hình xăm thần 🎶Hindu Tín đồ Hindu 'tắm tiên' để rửa tội