Chị Thiệu Huyền (Hà Nội) cùng chồng và con đến thị trấn Sa Pa (Lào Cai) du lịch hồi đầu năm. Dù rất ấn tượng với phong cảnh thiên nhiên, ẩm thực Sa Pa, c🙈hị vẫn không thể nào quên được cảnh những bé 6 - 10 tuổi trên lưng địu em, dầm mình trong cái rét mướt kèm chút mưa nhỏ, cố gắng chèo kéo nài nỉ chồng chị mua chiếc móc khoá hoặc vòng tay nhỏ được làm thủ công, đơn giản.
"Chỉ cần mua cho một bé là hàng loạt bé đằng sau ào đến. Các em đưa 💯ra món đồ bán bằng đôi tay thâm tím, lạnh ngắt và đôi mắt van nài đầy ám ảnh. Tôi thực sự không biết phải làm sao", chị Huyền kể lại.
Cho rằng du lịch Sa Pa đã phát triển hơn trước nhưng theo chị Huyền, cảnh🏅 đeo bám bán hàng này vẫn không thay đổi. Do không có nhu cầu và không thể mua hết cho các em nên chị chỉ biết từ chối. "Cảm giác như lòng từ tâm của mình được đem ra định giá. Bao nhiêu cảnh đời, giúp sao cho xuể. Nhưng không làm gì, hoặc bắt bu✨ộc phải từ chối cũng thấy trong lòng khó an yên", chị nói.
Chị Huyền cho biết không chỉ chị cảm thấy khó xử, mà con trai chị (bé Bim) cũng bị ám ảnh. Sau khi lên xe, Bim trở nên trầm ngâm, không nói năng gì. Đến khi mẹ gặng hỏi Bim mới tiết lộ lúc mọi người ào đến chào hàng, cu cậu nghĩ "các chị đang cố💙 gắng lấy tiền của bố".
Mong muốn có những giây phút thư giãn thực sự, chị Thanh Vân (Hà Nội) cùng gia đình quyết định chọn nghỉ tại một resort cách trung tâm thị trấn Sa Pa 18 km. Thế nhưng vừa bước c𝔉hân ra khỏi khu resort, gℱia đình chị bị một nhóm hơn 10 phụ nữ Dao đỏ xúm tới mời chào.
"Từ chối mua rồi nhưng họ cứ lẽo đẽo đi theo và hỏi chuyện. Chúng tôi cảm thấy bị làm phiền vì họ hỏi quá nhiều, trong khi cả nhà chỉ muốn đi dạo và trò chuyện cùng nhau", chị cho biết. Sau 20 phút cắt đuôi không được, gia đình chị đành phải quay lại về phòng nghỉ cho yên ไtĩnh nhưng trong đầu vẫn👍 ám ảnh những câu nói nhóm người bản địa liên tục rót vào tai "Mua đi, mua đi, mua thì may mắn, không mua là không may mắn đâu".
Không chỉ người Việt mà nhiều du khách nước ngoài cũng bối rối, thậm chí khó chịu vì bị đeo bám. Một hướng dẫn viên tiếng Anh đưa đoàn đến Sa Pa cho biết anh thường xuyên phải khuyến cáo trước với khách về nạn chèo kéo để mọi người có những ứng xử hợp lý. Một vài hướng dẫn viên đành khuyên khách "lờ đi như ♊không nghe thấy" nhằm tránh phiền phức.
🃏 Để bán được hàng, những người này thường chờ đợi khách rất lâu ngoài khách sạn, nhà hàng hoặc cổng các điểm tham quan như nhà thờ đá, thác Bạc, bản Cát Cát, bãi đá cổ, cầu Mây… sau đó đi theo. "Đầu tiên họ hỏi bạn tên gì, ở đâu… sau đó mời mua hàng, nếu bạn nói không, họ sẽ theo bạn hàng giờ đến khi bán được mới thôi", Amgad Rushdy, một du khách đến từ Canada thuật lại.
Trao đổi với VnExpress, ông Lù Văn Khuyên, Trưởng phòng Văn hóa Thông tin Sa Pa cho biết trước đây, lãnh đạo huyện cũng áp dụng xử lý các trường hợp đeo bám, chèo kéo du khách, đưa những n🀅gười này về các trung tâm hỗ 🌄trợ xã hội nhưng sau đó họ vẫn tái diễn.
"Chúng tôi hiện chủ yếu vận động bà con từ bỏ bán hàng rong. Vào các buổi tối hàng tuần, chúng tôi đều tổ chức kiểm tra, tuyên truyền và vận động, tro🅰ng đó tập trung vào thứ 7 và chủ nhật", ông Khuyên nói thêm.
Trong buổi đối💙 thoại trực tuyến hồi tháng 10/2015 về chủ đề "Giải pháp phát triển bền vững du lịch Sa Pa”, ông Vũ Hùng Dũng, Chủ tịch UBND huyện cho biết giải pháp lâu dài mà huyện Sa Pa đang thực hiện𒆙 là quy hoạch, xây dựng các chợ bán nông sản, chợ bán hàng thủ công mỹ nghệ, các điểm bán hàng trên các tuyến du lịch để người dân có địa điểm tiêu thụ các sản phẩm do mình sản xuất, hạn chế việc bán hàng rong. Cùng với các doanh nghiệp trên địa bàn dạy nghề, tạo việc làm cho người lao động địa phương, đặc biệt là các việc liên quan đến du lịch, dịch vụ...
Tuy nhiên, ông Dũng cũng nhấn mạnh, để giải quyết triệt để vấn đề này cần phải có một khoảng thời gian nhất định vì Sa Pa với đặc thù là địa phương có nhiều dân tộc anh em cùng chung sống, một bộ phận người dân có trình độ nhận thức 🉐còn hạn chế.
Xem thêm: Du khách 🦩đổ đến ngắm băng, Sa Pa hiếm phòng khách sạn
Vy An