Đông đúc nhất thế giới: Ga Shinjuku, Nhật Bản Ga Shinjuku ở Tokyo, Nhật Bản xác lập kỷ lục Guiness thế giới là điểm giao thông đông đúc nhất vì mỗi ngày trong năm 2007 ga đón trung bình 3,64 triệu lượt khách. Ngoài ra, Shinjuku có tất cả 36 điểm dừng và hơn 200 cửa ra vào. Tokyo cũng là nơi có hệ thống tàu điện ngầm bận rộn nhất thế giới với 3,334 tỉ chuyến vào năm 2013. Ảnh: qamera. Bận rộn nhất nước Anh: Ga Clapham Junction Tại Anh, Clapham Junction ở thủ đô London là nhà ga đông nhất về số lượng tàu đến và đi (khoảng 110 chiếc mỗi giờ). Trong khi London Waterloo là nơi giữ vị trí có lượng khách nhiều nhất đất nước với hơn 60 triệu lượt một năm. Ảnh: wiki. Yên tĩnh nhất nước Anh: Ga Reddish South Theo số liệu đường sắt quốc gia Anh vào tháng 8/2007, Reddish South tại Stockport có 47 tàu đến và đi trong 12 tháng. Con số này cho thấy đây là nhà ga được sử dụng ít nhất. Ảnh: geograph. Dài nhất thế giới: Đường tàu Yiwu, Trung Quốc - Madrid, Tây Ban Nha Tháng 12.2014, chuyến tàu dài nhất thế giới từ Yiwu, tây Trung Quốc tới Ma📖drid, Tây Ban Nha kéo dài 20 ngày. Tuyến đường sắt này đi qua Kazakhstan, Nga, Belarus, Ba Lan, Đức và Pháp với chặng đường dài gần 13.000 km. Ảnh: Xinhua/Rex. Dịch vụ thường xuyên dài nhất: Đường sắt xuyên Siberia Những chuyến đi dài mà hành khách không ngừng lên xuống vẫn là chuyện thường thấy ở hành trình đường sắt xuyên Siberia. Tuyến đường này chạy từ Moscow tới Vladivostoc nằm ở bờ đông nước Nga, đi qua 120 trạm dừng và dài 9.259 km, trải rộng 7 múi giờ. Ảnh: Bruno Morandi. Ngắn nhất thế giới: Đường sắt ở Vatican Không chỉ là đất nước nhỏ bé nhất thế giới mà ở đây còn tồn tại đường sắt ngắn nhất, chỉ dài 300 m. Tuyến đường này chủ yếu để trung chuyển thực phẩm, hàng hóa theo mùa và thường không có hành khách. Ảnh: Paul Seheult / Eye Ubiquitous. Ngắn nhất châu Âu: Đường sắt Storurbridge Town Đây là tuyến ngắn nhất ở châu Âu để kế nối từ ga đầu mối Stourbridge tới thị trấn cùng tên. Hành trình chỉ kéo dài 3 phút qua 1,6 km đường sắt. Ảnh: ALAMY. Cao nhất thế giới: Đường sắt Trung Quốc - Tây Tạng Tuyến đường sắt đi từ tỉnh Thanh Hải, Trung Quốc tới Tây Tạng nằm ở độ cao 5.072 m so với mực nước biển, qua đèo Tanggula, cũng là nơi có trạm ga cao nhất thế giới. Đường sắt được xây dựng trên tổng số 675 cây cầu ghép lại. Ngoài ra, tuyến này có cung cấp oxy cho hành khách do đặc điểm độ cao ít không khí. Ảnh: 2008 China Photos. Thấp nhất thế giới: Đường tàu Seikan, Nhật Bản Tuyến Seikan chạy nối liền hai hòn đảo Honshu và Hokkaido của Nhật Bản là đường tàu nằm thấp nhất trên thế giới tại vị trí thấp hơn 240 m so với mực nước biển. Seikan này còn có hệ thống hầm đường sắt dài nhất thế giới (53 km). Ảnh: 1988 Sankei. Dài nhất nằm dưới biển: Đường hầm Channel Trong khi Nhật Bản có tuyến đường sắt nằm ở vị trí thấp nhất, thì Channel - đường hầm qua eo biển Manche lại là tuyến đường sắt qua hầm chạy dưới nước dài nhất thế giới với gần 38 km. Hầm đường sắt Channel đi vào hoạt động năm 1994. Ảnh: 2010 AFP. Xem thêm: Những cái nhất của các nước châu Âu Hương Chi (Theo Telegraph)Chuyến tàu hỏa khám phá Triều Tiên Nhật Bản bổ nhiệm mèo làm trưởng ga tàu