Chia sẻ về công tác phòng chống dịch vào ngày 31/5, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng cho biết các giải pháp công nghệ chính là một trong ba mũi tấn công mà Thủ tướng đã chỉ ra, gồm:💟 Xét nghiệm chủ động, công nghệ bắt buộc và vắc-xin quyết định.
"Về áp dụng công nghệ, có bốn điều kiện tiên quyết để đảm bảo thành công. Thứ nhất, một số công nghệ chủ chốt phải bắt buộc, tỷ lệ người dùng phải đủ cao. Thứ hai, dữ liệu và xử lý⛎ dữ liệu phải tập trung và liên thông giữa các ứng dụng, vì càng nhiều dữ liệu, càng nhiều nguồn dữ liệu thì truy vết càng nhanh và càng chính xác, càng phát hiện s🧜ớm các nguy cơ", Bộ trưởng nêu. "Thứ ba, phần mềm phải viết dưới dạng nền tảng để dễ dùng và dùng chung. Thứ tư, dữ liệu cá nhân sau một tháng lưu trữ thì xoá để người dân yên tâm tuân thủ".
Trong tháng 4, Bộ Thông tin và Truyền thông đã ban hành tài liệu hướng dẫn sử dụng bộ giải pháp công nghệ hỗ trợ phòng, chống và truy vết sự lây lan của dịch Covid-19 trong cộng đồng là ứng dụng Bluezone, Tờ khai y tế 🐲(Vietnam Health Declaration) và Nc𝄹ovi. Ngoài ra, người dùng cũng có thể khai báo trên trang web //tokhaiyte.vn.
"Từ nay, tất cả dữ liệu khai báo y tế điện tử từ các hệ thống do Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch Covid-19 chỉ đạo triển 🐽khai, đều liên thông và tập trung tại hệ thống do Bộ Y tế quản lý. Bộ Thông tin và Truyền thông hỗ trợ xây dựng và vận hành", B𓄧ộ Thông tin Truyền thông cho biết vào chiều 28/5.
Dù có tác dụng giống nhau, trước đây, mỗi giải pháp có tệp người dùng riêng và lưu dữ liệu khác nhau. Việc các dữ liệu không được quản lý tập trung, dẫn đến phân mảnh, gây khó khăn♋ khi cần triển khai cá𓂃c giải pháp tổng thể. Chẳng hạn, Bluezone có dữ liệu tiếp xúc gần, trong khi Vietnam Health Declaration có dữ liệu từ những người nhập cảnh.
"Khi triển khai các giải pháp cần liên thông, như quét QR Code, hay thống nhất dữ liệu trong tờ khai y tế, đơn vị không kết nối được dữ liệu của một người dùng trên các ứng dụng khác nhau", đại diện Cục Tin học hóa - Bộ TT&TT nói. Còn từ nay, người dùng có thể sử dụng bất kỳ ứng dụng nào như Bluezone, Ncovi, Vietnam Health Declaration, sau đó dữ liệu đều được chuyển đến Bộ Y tế. Tính đến 17h ngày 1/6, ứng dụng truy vết Bluezone đã thu hút 35,24 triệ🐽u lượt tải, tăng 762.000 so với ngày 31/5.
Muốn bình thường phải dùng công nghệ
Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng đánh giá, Việt Nam có thể truy vết nhanh hơn thông qua công nghệ, giảm từ cả tuần xuống còn vài giờ. Bên cạ🔜nh đó, công nghệ cũng giúp p🍎hát hiện chính xác những người tiếp xúc gần, có thể giảm số F1/F2 phải cách ly xuống hàng chục lần.
Theo Bộ trưởng, mỗi nguồn bệnh sẽ tạo ra một mạng lưới người nhiễm bệnh. Nhiều người nhiễm bệnh không có triệu chứng và tự khỏi nên không bị phát h🅰iện nhưng vẫn có thể lây cho người khác. Ngư☂ời được phát hiện nhiễm bệnh có thể đã là F1, F2... Vấn đề quan trọng là khi một người trong mạng lưới những người nhiễm bệnh bị phát hiện, phải có công cụ nhanh chóng phát hiện ra toàn bộ mạng lưới. Làm được việc này tức là làm chủ được tình hình. Công nghệ tiếp xúc gần có thể giải được bài toán này.
"Dù dịch có lắng xuống, công nghệ vẫn tiếp tục chạy và là người gác đêm, phòng dịch cho chúng ta. Dịch có đến, cũng không vất vả thế này. Công nghệ dù có chút bất tiện nhưngꦯ là cách phòng dịch tốt nhất hiện nay. Muốnꦆ bình thường hơn, mỗi người dân phải dùng công nghệ", Bộ trưởng nhấn mạnh.
Ngày 29/5, Bộ Thông tin và Truꦏyền thông cũng thành lập Trung tâm công nghệ phòng chống Covid-19, thống nhất một đầu mối toàn quốc về công nghệ, vừa phát triển giải pháp vừa vận hành khai thác các hệ thống công nghệ phòng chống Covid-💝19, đặt tại Cục Tin học hoá.