Đây là lần đầu tiên Luật chuyển đổi giới tính được xây dựng ไtại Việt Nam. Trong đó, lãnh đạo Vụ pháp chế, Bộ Y tế, cho biết dự thảo luật này đang ở giai đoạn xây dựng Hồ sơ đề nghị𓆏 Dự án Luật. Hiện hồ sơ đã được lấy ý kiến thành viên Chính phủ và báo cáo tại Phiên họp thường trực Chính phủ tháng 8. Trong năm nay, Bộ Y tế tiếp tục chỉnh lý, hoàn thiện để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội cho ý kiến.
Tuy vậy, trả lời VnExpress, ngày 30/8, đại diện 🐎Bộ Y tế cho ha﷽y hiện cần tập trung xây dựng các luật quan trọng hơn như khám chữa bệnh, dược, đồng thời giải quyết những vấn đề y tế cấp bách. Do đó, nhiều khả năng quá trình xây dựng Luật chuyển giới sẽ kéo dài hơn dự kiến.
Dự thảo ๊Luật chuyển giới lần này có những điểm nổi bật như sau:
Bảo đảm quyền con người, quyền cơ bản của công dân
Trước khi dự thảo này được xây dựng, 15 năm qua pháp luật Việt Nꦓam chưa quy định hay công nhận việc chuyển giới bằng phẫu thuật. Điều 36 Bộ luật Dân sự 2005 quy định trường hợp một người chỉ được quyền yêu cầu xác định lại giới tính của ꦇmình khi họ có khuyết tật bẩm sinh về giới tính hoặc giới tính chưa định hình chính xác. Bên cạnh đó, Bộ luật Dân sự cấm hành vi thực hiện việc chuyển đổi giới tính đối với những người đã hoàn thiện về giới tính, thể hiện quan điểm không chấp nhận trường hợp chuyển đổi giới tính theo mong muốn của cá nhân.
Đến năm 2015, Bộ luật Dân sự sửa đổi công nhận quyền được chuyển đổi giới tính. Cụ thể, điều 37 ghi: "Việc chuyển đổi giới tí🌜nh được thực hiện theo quy định của luật. Cá nhân đã chuyển đổi giới tính có quyền, nghĩa vꦬụ đăng ký thay đổi hộ tịch theo quy định của pháp luật về hộ tịch; có quyền nhân thân phù hợp với giới tính đã được chuyển đổi theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan".
Theo bà Nguyễn Thị Kim Thúy, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội, đây là một bước tiến trong việc xóa bỏ kỳ thị đối với cộng đồng LGBT (đồng tính nữ - Lesbian, đồng tính 🦹nam - Gay, song tính - Bisexual và chuyển giới - Transgender). Tuy nhiên, Luật Dân sự sửa đổi như vậy song cá nhân nào được chuyển giới, cơ sở y tế nào được phép phẫu thuật, quy trình chuyển giới như thế nào, thủ tục công nhận người chuyển giới ra sao để thay đổi giấy tờ hộ tịch... thì chưa được nê🦩u cụ thể.
Ngoài ra, một chuyên gia luật không muốn nêu tên, cho rằng trong thực tiễn các quy định và hướng dẫn liên quan đến vấn đ🍬ề chuyển giới hiện mới chỉ đang nằm trên "giấy", nhóm chuyển giới vẫn nằm ngoài sự điểu chỉnh của pháp luật. Trong khi đó, nhiều người phải ra nước ngoài thực hiện phẫu thuật, khi trở về đối mặt với các khó khăn về quyền nhân thân như làm hộ tịch, căn cước công dân... do chưa có các quy định cụ thể.
Đây là lý do dự thảo Luật chuy🌃ển đổi giới tính được xây dựng, gồm 5 chương, 24 điều, theo bà T𒐪húy. So với Điều 37 của Bộ luật Dân sự sửa đổi, dự thảo có nhiều quy định cởi mở, rõ ràng, chi tiết hơn, ví dụ nêu rõ về điều kiện, thủ tục chuyển đổi giới tính; đăng ký hộ tịch, thay đổi các giấy tờ pháp lý cho người chuyển giới...
"Môi trườn🅰g pháp lý được cải thiện sẽ tạo thuận lợi cho họ trong việc tiếp cận các 𒁏dịch vụ xã hội, giáo dục, y tế, việc làm...", bà Thúy nói.
Việc can thiệp y học là hoàn toàn tự nguyện
Bà Phạ🍸m Thị Hảo, Vụ Pháওp chế, Bộ Y tế, cho biết dự thảo quy định người chuyển giới không bắt buộc phải thực hiện can thiệp y học (thuật ngữ chỉ phẫu thuật chuyển giới). Việc thực hiện can thiệp là hoàn toàn tự nguyện, thể hiện quyền tự quyết của cá nhân.
Trường hợp muốn can thiệp thì phải đủ ﷺ18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, đã điều trị nội tiết tố sinh dục liên tục trong thời gian một năm, trừ trường hợp phẫu thuật ngực từ nữ sang nam, có đủ sức khỏe về tâm thần và thể chất...
Theo dự thảo, để can thiệp y học chuyển đổi giới, người này phải có đơn đề nghị, giấy tờ cá nhân, giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, giấy xác nhận đã điều trị nội tiết tố trong một năm liên tục. Người đề nghị nộp hồ sơ đến bệnh viện được phép thực hiện can thiệp. Lúc này, bệnh viện thành lập Hội đồng xác định giới tính để xác nhận người đề nghị có nhận diện giới khác giới tính sinh học hiện có. Bác sĩ sẽ khám sức khỏe, nếu đủ điều kiện sẽ thực hiện can thiệp y🍒 học để chuyển đổ🧜i giới tính.
Thành phần của Hội đồng tối thiểu là ba người, bao gồm bác sĩ lâm sàng, bác s♛ĩ tâm thần, chuyên gia tâm lý. Ngoài ra có thể có mời thêm chuyên gia có kinh nghiệm tối thiểu 5 năm làm việc trong lĩnh vực liên quan đến người chuyển đổi giới tính.
Những đề xuất về quyền của người chuyển giới như thế này trước đây cꩵhưa từng được đề cập. Đến nay trường hợp phẫu thuật chuyển giới phải do bác sĩ xác định là cần thiết dựa trên cấu trúc sinh học của một người.
Được đảm bảo kết hôn, hưởng quyền thai sản, thực hiện nghĩa vụ quân sự
"Người chuyển đổi giới tính nam sau khi được công nhận mà mang thai, sinh con thì được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội", bà Hảo nói và thêm rằng họ cũng được bảo đảm quyền kết hôn theo giới tính mới. Họ thực hiện nghĩa vụ quân sự theo giới tí🌺nh mới, theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.
Bên cạnh đó, lần này dự thảo cũng xác định các điều kiện được phẫu thuật chuyển đổi giới tính và quy trình từng bước để đảm bảo an toàn cho người chuyển giới. Ví dụ, trường hợp chuꦛyển đổi giới tính từ nam sang nữ: Điều trị nội tiết tố sinh dục một năm rồi mới phẫu thuật ngực bằng biện pháp đặt túi ngực hoặc cấy ghép mỡ tự thân; phẫu thuật bộ phận sinh dục như cắt bỏ dương vật, cắt bỏ tinh hoàn, tạo hình âm đạo, âm vật, âm hộ.
Trường hợp chuyển đổi giới tính từ nữ sang nam: Phẫu thuật ngực bằng biện pháp cắt ngực, tạo hình khuôn ngực nam giới; phẫu thuật bộ phận sinh dục: cắt bỏ tử cun🏅g, buồng trứng và ống dẫn trứng, tái tạo niệu đạo kết hợp với tăng kích thước dương vật, phẫu thuꦛật cắt bỏ âm đạo, tạo hình bìu, cấy ghép mô nhân tạo gây cương cứng hay tinh hoàn nhân tạo.
Sau khi đã can thiệp y học tại các bệnh viện được cấp phép cho loại hình phẫu thuật này, người chuyển đổi giới tính tiếp tục duy trì đi🌳ều trị nội tiết tố sinh dục.
Đến nay, nhìn chung người thuộc nhóm LGBT chưa được cộng đồng quan tâm trong nhiều hoạt động, như dịch vụ khám chữa bệnh, thực hiện nghĩa vụ quân sự, thậm chí bị phân biệt trong một 🌳số dịch vụ dân sinh như nhà vệ sinh...
Theo Bộ Y tế, ước tính có khoảng 480.000 người chuyển giới tại Việt Nam, song con số thực tế cao hơn rất nhiều bởi đa số giấu kín, chưa công khai. Chu Thanh Hà, người chuyển giới nam, sáng lập viên của tổ chức IT’S T TIME (💎một tổ chức cộng đồng của người chuyển giới), cho biết cộng đồng của họ phải đối mặt với kỳ thị, định kiến, phân b🐲iệt đối xử trên nhiều bình diện (gia đình, trường học, công sở, khu vực công cộng, dịch vụ y tế/khám chữa bệnh...).
Trung bình có khoảng ba người gặp phải tình trạng trên trong vòng 12 🌳tháng. Ngoài ra, 86% người chuyển giới nam và 75% người chuyển giới nữ bị bắt thay đổi diện mạo bên ngoài. Cứ ba người chuyển giới nữ thì có mộ🍷t người bị từ chối cho thuê nhà hoặc phải chuyển chỗ ở trước khi hết hạn hợp đồng.
"Rất nhiều trường hợp cho biết nhân viên y tế có thái độ cợt nhả, thiếu tế nhị và thiếu tôn trọng. Số lượng bệnh viện thân thiện với người chuyển giới rất ít", Chu Thanh Hà nói và đề nghị Luật chu🅷yển đổi giới tính bổ sung một số quy định chi tiết về khám sức khỏe, tham vấn tâm lý cho người chuyển giới, đặc biệt là người chuyển giới dưới 16 tuổi. Dự thảo cũng cần mở rộng nhiệm vụ của Hội đồng xác địn🍌h giới tính trong hỗ trợ tâm lý dành cho người chuyển đổi giới tính.