Một ngày đầu tháng 4, ông Chu Đình Hỏa (73 tuổi, Nghệ An) để lại một bức thư cho vợ con trước khi bắt đầu hành trình xuyên Việt. Trong thư, ông bày tỏ quyết tâm thực hiện chuyến đi cả đời mình tâm nguyện, song cũng căn dặn người nhà nếu trên đường ông có gặp "chuyện xấu", cũng không ai được làm phiền, truy cứu trách nhiệm🐈 bạn đồng hành 22 tuổi, cũng là hàng xóm của ông - anh Hoàng Tiến Đạt.
Chuyến đi của Đạt và ông Hỏa bắt đầu từ Nghệ An, dọc theo quốc lộ 1A qua nhiều đường biển đẹp tới Vũng Tàu, Đồng Nai, TP HCM trước khi chạy ng🗹ược về Tây Nguyên, miền Trung. Hành trᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚᩚ𒀱ᩚᩚᩚình dài 4.000 km tới 20 tỉnh thành của "đôi bạn" với khoảng cách lớn về thế hệ rất vui vẻ, có nhiều kỷ niệm đẹp. Giải thích về sự hòa hợp này, cả hai đều cho rằng giữa họ có một "mối lương duyên", bắt nguồn từ lời hứa khi xưa của ông nội Đạt.
Người bạn tuổi 73
Khi còn học trung học, trong lần vào thăm ngôi chùa làng, Đ🎐ạt có dịp được nghe "ông từ" Hỏa kể chuyện về văn hóa, đạo Phật. Cách kể chuyện cuốn hút và sự am hiểu của ông khiến anh muốn trò chuyện nhiều hơn. Sau này khi biết ông Hỏa là🌳 người bạn tâm giao, mà khi còn sống ông nội anh thường ghé nhà cùng chơi cờ, làm thơ, anh càng dành tìm cảm đặc biệt cho ông. Những năm đi đại học xa, có dịp về nhà, Đạt thường tranh thủ thời gian tới thăm ông Hỏa, để nghe kể chuyện về ông nội và chia sẻ sở thích âm nhạc.
Trước đây, hai người bạn tâm ღgiao từng hẹn nhau vào miền Nam, thăm vườn cây trái của ô🐻ng Hỏa nhưng do sức khỏe yếu, cho đến khi qua đời, ông nội Đạt vẫn chưa thực hiện được.
"Ông nội mình đã mất được một thời gian khá lâu, nhưng lời hứa đi chꦆơi với ông bạn già thì vẫn còn đó. Vì vậy mình ngỏ ý đưa bác đi xuyên Việt, cũng là để bác thực hiện tâm nguyện được thăm chiến trường xưa ở Quảng Trị và tới Tây Nguyên để tìm hiểu về nhạc cụ", Đạt nói.
Ngày công khai chuyến đi, kế hoạch của họ vấp phải sự phản đối của hai gia đình. Ai cũng lo rằng một người đã ở cái tuổiꦏ thất thập, ra cổng cũng khiến người nhà lo lắng thì làm sao có thể đi xuyên Việt. Nghe vậy, ông Hỏa chạy liền mấy vòng quanh sân để chứng minh cho𓂃 người nhà rằng mình vẫn khỏe mạnh. Tới hai tháng sau, thấy được sự quyết tâm và lòng mong mỏi của ông Hỏa về chuyến đi, vợ con ông mới đồng ý.
Chuyến đi không có lịch trình hay kế hoạch chౠi tiết, chủ yếu dựa vào mong muốn của ông Hỏa, khi mệt thì hai bác cháu dừng nghỉ ngơi. Phần lớn điểm đến của họ là danh lam thắng cảnh, nghĩa trang liệt sĩ, bảo tàng, di tích lịch sử... Đặc biệt là khu vườn đầy kỷ niệm ở Bình Phước, nơi ông từng sống và làm việc.
Đạt cho biết, qua những điểm đến và câu chuyện của ông Hỏa, anh được học thêm nhiều điều về một thời kỳ kháng chiến hào hùng của dân tộc. Kỷ niệm đáng nhớ nhất đối với anh là khi 2 bác cháu ngồi thuyền vào động Phong Nha (Quảng Bình), ông Hỏa bất ngờ rút cây sáo ra thổi. Trong không gian hùng vỹ của non nước, tiếng sáo của ông càng trở nên vang vọng, huyền ảo khiến nhiều du khách đi cùng vỗ𒀰 tay không ngớt.
"Lúc ấy trong mắt bác ngời lên một niềm 🐓tự hào giống như một người nghệ sĩ được công nhận, chứ không còn là "kẻ điên" suốt ngày tha thẩn làm nhạc cụ giống lời người làng nói. Điều ấy thực sự khiến mình cảm động", Đạ🧜t nói.
Còn với ông Hỏa, chuyến đi với Đạt đã giúp ông thực nguyện được tâm nguyện lớn nhất cuộc đời là đến Tây Nguyên, kinh thành Huế gặp những nghệ sĩ, đặc biệt 🌱là NSƯT Vũ Lân để được học hỏi, hoàn thiện các cây sáo do mình sáng chế. Cuối cùng là thăm lại những người đồng đội đang nằm lại tại nghĩa trang liệt sĩ, tâm tư cho họ nghe về sự đổi thay, phát triển của đất nước, con người.
"Đứng trước 🃏những tấm bia đá, tôi đã báo cáo cho vong linh của đồng đội, rằng mình đã làm thành công loại nhạc cụ chỉ cần dùng môi để thổi, để những bản nhạc thời kỳ anh em phơi phới niềm tin giải phóng dân tộc sẽ được vang mãi. Điều ấy làm tôi phấn khởi lắm", ông Hỏa cười lớn rồi nói.
Chuyến đi của họ kết thúc cuối tháng 4, cả hai đều mạnh khỏe và an toàn. Vợ con ô🧸ng Hỏa kể, sau chuyến đi ông dường như trẻ hơn, vui vẻ với việc làm sáo hơn. Có những ngày ông ngồi thơ thẩn trước cửa nhà, đăm chiêu nhìn xa, dường như đang nhớ về chuyến đi mà ông ví "như một giấc mơ".
Lan Hương