Bốn năm trước, ông Lê Anh Tuấn - giảng viên Đại học Cần Thơ quyết định bỏ 130 triệu đồng để lắp đặt 3,9 kWp điện mặt trời mái nhà tại hộ gia đình. Ông Tuấn nói quyết định củꦦa mình ở thời điểm đó là táo bạo vì lúc ấy chưa mấy người quan tâm tới điện mặt trời mái nhà.
"Nhiều người còn nói tôi lãng phí vì nếu dùng số tiền đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà đem gửi ngân hàng lấy lãi sẽ l𝓀ời hơn", ông chia sẻ. Nhưng quan điểm của ông Tuấn thì ngược lại. Sau khoảng 4 năm đầu♕ tư hệ thống điện mặt trời mái nhà, ông tính toán mỗi tháng trung bình có thể tiết kiệm 1-1,2 triệu đồng tiền điện.
"Sau thời gian sử dụng kết hợp điện mặt trời mái nhà, hoá đơn điện gia đình những tháng gần đây thậm chí giảm hơn 3 lần, từ 3 triệu đồng mỗi tháng xuống còn hơn 900.000 đồng. Khoản lợi này còn hơn tiền 𒀰lãi gửi ngân hàng", ông nói và cho rằng, ngoài tiết kiệm tiền điện phải trả mỗi tháng, khoản lời lớn nhất là "lãi môi trường".
Tương tự, ông Thái Minh Bảo - đạꦓi diện văn phòng WWF tại Thừa Thiên Huế cho biết, văn phòng này lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà 5,2 kWp tﷺừ năm 2017 với giá trị đầu tư 155 triệu đồng. Đơn giá đầu tư tại thời điểm đó là 29,7 triệu đồng một kWp.
Nhưng hiện suất đầu tư mỗi kWp giảm còn 14-18 triệu đồng một kWp thì đầu tư điện mặt trời mái nhà dễ dàng hơn nhiều so vớ🏅i trước. Chưa kể, mức giá bán điện lên lưới với loại năng lượng tái tạo này cũng đang ở mức tốt 8,38 cent (tương đương 1.943 đồng) m🦂ột kWh.
Theo tính toán của ông Bảo, sau hơn 2 ♔năm văn phòng WWF tại Huế lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đã tiết kiệm được khoảng 12 triệu đồng tiền điện một năm.
Ông Tuấn và ông Bảo là 2 trong số hàng nghìn hộ dân, đơn vị đã lắp điện mặt trời mái nhà trong thời gian gần đây. Số liệu của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cũng cho thấy, luỹ kế từ đầu năm đến 23/8, toàn quốc có khoảng 45.299 dự án điện mặt trời mái nhà đã đi vào vận hành, tổng công suất 1.029 MWp, sản lượng đạt khoảng 500.692 MWh, gi🅰ảm phát thải khoảng 457.132 tấn khí CO2 (tương đương 77.257 TOE).
Cơ chế giá khuyến khích hấp dẫn, hiện là 8,38 cent một kWh đã giúp Việt Nam đạt được 1.000 MW cho điện mặt trời mái nhà trong 2 năm qua. Đồng thời, điều này đã tạo điều kiện cho hàng nghìn nhà đầu tư, doℱanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia thị trường nghiên cứu, đầu tư loại năng lượng tái tạo này.
Việc thiếu thông tin chất lượng sản phẩm, đơn vị thi công lắp đặt, vận hành và bảo hành thiết bị... cũng là rủi ro mà nhiều khách hàng có thể gặp phải khi muốn lắp điện mặt trời mái nhà. Hiện có hàng trăm nhà vận hành lắp thiết bị, nhưng không phải ai cũng cung cấp sản phẩm đạt tiêu chuẩnꦜ chất lượng.
Có nhà lắp đặt quảng cáo tuổi thọ tấm pin 20-25 năm, nhưng thực tế thấp hơn nhiều và lượng điện năng thu được rất thấp so với quảng cáo. Về chất lượng tấm p💧in, ông Hoàng Minh Tân - Giám đốc Công ty cổ phần Phát triển năng lượng Sơn Hà lo ngại hiện tượng sản xuất pin năng lượng mặt trời kém chất lượng. Ông cho hay, thực tế có sản phẩm pin năng lượng mặt trời bán trên thị trường không đạt tiêu chuẩn. Thậm chí có nhà sản xuất pin năng lượng mặt trời tại Việt Nam làm ra các tấm pin chỉ đạt loại B, loại C.
Vì thế, ông cho rằng, Bộ Khoa học & Công nghệ cần nhanh chóng đưa ra tiêu chuꦅẩn kỹ thuậꦉt về tấm pin mặt trời mái nhà, tránh cho nhà đầu tư "tiền mất tật mang".
"Nếu các doanh nghiệp chỉ cạnh tranh về giá thì dứt khoát sẽ có việc bán hàng kém chất lượng, 5-7 năm s♚au vấn đề xử lý các tấm pin hỏng sẽ rất nan gi🐟ải", ông bày tỏ.
Dù đầu tư điện mặt trời mái nhà đang bùng nổ, bà Ngụy Thị Khanh – Giám đốc Trung tâm phát triển sáng tạo xanh (GreenID) vẫn cho rằng, kết quả trên còn khiêm tốn so với🌼 tiềm năng vô🌺 cùng lớn của điện mặt trời mái nhà.
Số liệu của GreenID, điện mặt trời mái nhà có thể đạt tới tổng công suất 48.000 MW, trong kh🎃i Ngân hàng Thế giới (WB) đưa ra con số 13.000-15.000 MW. Còn theo các chuyên gia, tổng công suất điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam có thể đạt 5.000-6.000 MW là hoàn toàn khả thi.
Điểm nghẽn lớn nhất trong phát triển điện mặt trời mái nhà hiện nay, theo bà Nguỵ Thị Khanh, là chính sách hỗ trợ ngắn, cách thứ𒐪c chi trả cho việc bán điện vẫn còn chậm... dẫn đến tâm lý lo ngại và chần chừ.
Chưa kể, sự phát triển quá nóng các dự án điện mặt trời trang trại vừa qua đã dẫn tới sự xung đột 💟về sử dụng đất đai. Tại một số địa phươn🤪g, đã xảy ra tình trạng lấy đất sản xuất nông nghiệp và đất rừng để làm trang trại điện mặt trời.
"Điều này dẫn tới mâu thuẫn và xung đột giữa chủ đầu tư và người dân địa phương. Phát triển ồ ạt các trang trại mặt 🐲trời đơn mục tiêu sẽ không còn phù hợp trong điều kiện mới của Việt Nam", bà Khanh nêu.
Ở góc độ nhà mua điện từ các dự án điện mặt trời, ông Trần Viế🃏t Nguyên - Phó trưởng ban Kinh doanh (Tập đoàn Điện lực Việt Nam) chỉ ra những vướng mắc khiến điện mặt trời mái nhà chưa đạt tổng công suất như kỳ vọng. Theo đó, ngoài chuyện giá đầu tư ban đầu, việc chưa có tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các thiết bị, hệ thống điện mặt trời mái nhà và quy định xin giấy phépꦓ xây dựng chi tiết... cũng khiến các hộ gia đình, nhà đầu tư e ngại.
"Nhà đầu tư phát triển dự án tập trung tại một khu💛 vực, dẫn tới khả năng đấu nối và giải tỏa công suất hệ thống bị hạn chế", ông Nguyê🎃n nêu thực tế.
Do vậy, đại diện EVN kiến nghị Ch🌱ính phủ cần có cơ chế hỗ trợ các hộ gia đình một phần kinh phí đầu tư ban đầu khi lắp 𓆉đặt điện mặt trời mái nhà.
Ngoài r▨a, sau thời điểm 31/12/2020 cơ chế giá khuyến khích với điện mặt trời mái nhà 8,38 cent một kWh sẽ không còn. Ông Nguyên đề nghị Bộ Công Thương sớm nghiên cứu, ban hành cơ chế giá "gối đầu", để việc phát triển điện mặt trời mái nhà không bị gián đoạn.
Anh Minh