* Trận Đức - Ba Lan ở bảng C Euro 2016 diễn ra lúc 2h sáng mai 17/6, theo giờ Hà Nội. Trực tuyến trên VnExpress.
Tại Ba Lan, những công trình kiến trúc biểu tượng cho mối quan hệ nhiều biến cố với người hàng xóm Đức vẫn còn rất nhiều. Nếu Trại tập trung Auschwitz đại diện ch🌼o tính ác, sự huỷ diệt, thì thành phố Gdansk ven bờ Baltic là miếng băng hàn gắn vết sẹo quá khứ đau thương.
Chắc hẳn, hơn một lần bạn đã nghe về cuộc diệt chủng người Do Thái của Phát xít Đức trong Chiến tranh Thế giới II. Giai đoạn từ đầu 1942 đến cuối 1944, ít nhất 1,1 triệu người Do Thái đã bỏ mạng trong c꧑ác trại tập trung, nổi tiếng nhất là hệ thống ba trại Auschwitz. Sau khi chiến tranh kết thúc, năm 1947 chính phủ Ba Lan xây dựng trên nền Auschwitz 1 ở Oswiecim, gần Krakow, một công trình tưởng niệm các nạn nhân xấu số thiệt mạng.
Trên thực tế, các trại Auschwitz thoạt đầu được lập nên không phải dành cho người Do Thái mà để giam cầm những ngưಞời Ba Lan yêu nước. Cho đến giờ, nhiều người vẫn xem Auschwitz là biểu tượng cho một trong những tội ác dã man nhất lịch sử loài người. Như cựu thủ tướng Đức Helmut Kohl gọi, nó là "chương đen tối nhất trong lịch sử nước Đức".
Thế nhưng, cách đó gần 600km về phía Bắc, có một thành phố lại được xem là biểu tượng cho hoà b💯ình, sự thấu hiểu giữa hai quốc gia láng giềng như có lịch sử đau thương này. Thành phố đó, người Ba Lan gọi là Gdansk, còn với người Đức là Danzig.
Bốn năm trước, khi Đức gặp Hy Lạp ở tứ kết Euro 2012, hàng ngàn cổ động viên Đức đã theo chân đến Gdansk để cổ vũ đội nhà. Đón tiếp họ k💮hông phải những ánh nhìn thù địch như cái cách mà những hooligan Nga và Anh dành cho n𓂃hau ở Pháp những ngày qua. Thay vào đó là những cái bắt tay thân thiện giữa những kẻ cựu thù trong Thế chiến II.
Trong quá khứ, cũng giống Auschwitz, Gdansk từng là nguyên nhân rạn nứt mối quan hệ Đức - Ba Lan. Từ thế kỷ thứ 10 đến nay, đã có tới 11 lần Gdansk đổi chủ, lúc thuộc nước Đức khi lại về với Ba Lan. Cứ trung bình một thế kỷ Gdansk lại đổi chủ một lần. Rất nhiều lần, Đức và Ba Lan buộc tội lẫn nhau vì nhữ♑ng căng thẳng chủ quyền Gdansk, cũng nꦚhư những bất đồng từ thời Thế chiến.
Nhưng rồi một nhân vật lịch sử xuất hiện. Đó🐬 là Władysław Bartoszewski (1922 – 2015), cố Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan. Từng là cựu tù chính trị tại Auschwitz, Bartoszewski đóng vai trò quan trọng hoà giải những căng thẳng bất đồng nhờ các công cụ viết lách, đối thoại và giao lưu. Câu nói nổi tiếng của ông là: "Nếu giữa chúng ta cái gì cũng khác biệt thì đối thoại là vô nghĩa".
Chính nhờ những con người như Władysław Bartoszewski mà người Đức có thể an nhiên đặt chân đến Gdansk để tận hưởng không khí cuồng nhiệt của Euro 2012. Mối quan hệ Đức - Ba Lan ngày nay vô cùng khăng khít, tác động tích cực đến cả thể thao. Nước Đức được xem là thiên đường cho những cầu thủ bóng đá Ba Lan mà nhiều người trong số đó đang là trụ cột của 🅘đội tuyển quốc gia Đông Âu như Robert Lewandowski, Lukasz Piszczek, ♏Jakub Błaszczykowski...
Hôm nౠay, khi Đức 🦄và Ba Lan gặp nhau trên sân cỏ ở Euro 2016, đó đơn thuần là câu chuyện của bóng đá, của những cái bắt tay thân thiện giữa hai quốc gia láng giềng từng tồn tại vô số mâu thuẫn trong quá khứ.
Sự thân thiện ấy một lần nữa khẳng định đối thoại là giải p🌞háp cho các khác biệt, chứ không phải nắm đấm và những chiếc ghế bay mà CĐV Nga và Anh đã dùng, làm n🌠áo loạn ngày hội bóng đá trên đất Pháp suốt những ngày qua.
Huyền Châu