Các công tố💟 viên Liên bang Đức hôm 22/12 thông báo ngườ🔴i đàn ông tên Carsten L, thuộc Cơ quan Tình báo Liên bang Đức (BND), "đã truyền thông tin mà anh ta nắm được trong quá trình công tác cho các cơ quan tình báo Nga" trong năm nay.
Cars𓃲ten L bị bắt hôm 21/12 tại Berlin, Đức, và giới chức nước này đã khám xét nơi làm việc cũng như nơi ở của anh này cùng một người khác. Các công tố viên Đức cho biết cuộc điều tra về Carsten L đang được tiến hành với sự hợp tác chặt chẽ từ BND.
Lãnh đạo BND Bruno Kahl cho biết cơ quan này sẽ không bình luận t♔hêm về sự việc vào lúc này, vì "sự kiềm chế và thận trọng là rất quan trọng". P🍒hía Nga cũng chưa phản hồi về thông tin.
Kể từ khi nổ ra xung đột tại Ukraine hồi cuối tháng hai, những lo ngại về hoạt động gián điệp của Nga ở Đức đã gia tăng. Một sĩ quan dự bị của quân đội Đức tháng trước bị kết án treo vì cáo buộc "chuyển t꧒hông tin cho các cơ quan tình báo Nga".
Giám đốc cơ quan an ninh mạng của Đức Arne Schoenbohm hồi tháng 10 bị sa thải sau khi một chương trình trên tru💧yền hình cáo buộc ông có quan hệ với các cơ quan tình báo Nga.
Cựu thủ tướng Đức Gerhard Schroeder hồi tháജng 5 bị cắt đặc quyền dành cho cựu lãnh đạo, không còn được sử dụn🃏g văn phòng do nhà nước tài trợ, do ông từ chối cắt quan hệ với các công ty năng lượng Nga.
Trước khi xung đột Ukraine nổ ra, Đức là quốc gia châu Âu ủng hộ nhiಌệt thành nhất tăng cường quan hệ kinh tế, thương mại với Nga, quốc gia cung cấp hơn nửa lượng khí đốt mà nước này tiêu thụ. Tuy nhiên, quan hệ Berlin - Moskva bị thu hẹp đáng kể sau khi Đức cùng loạt đồng minh phương Tây thực hiện các biện pháp trừng phạt Nga vì chiến dịch quân sự ở🦹 Ukraine.
Berlin còn là bên tích cực hỗ trợ Ukraine trong xung đột khi chuyển cho nướ🌸c này loạt thiết bị quân sự như pháo phòng không tự hành Gepard, lựu pháo tự hành Panzerhaubitze 2000 (PzH 2000), tên lửa phòng không vác vai FIM-92 Stinger và một số loại vũ khí khác
Ngọc Ánh (Theo AFP)