Tại khu phức hợp Isar2 ở Bavaria, kỹ thuật viên sẽ tắt dần lò phản ứng từ 20h GMT ngày 15/4 (3h ngày 16/4 giờ Hà Nội), loại bỏ nguồn cung điệ😼n hạt nhân vĩnh viễn khỏi lưới điện. Cuối ngày 15/4, các nhà khai thác ở hai cơ sở nữa tại Emsland và Neckarwestheim, cũng sẽ tắt lò phản ứng.
Ba nhà máy này chỉ cung cấp 6% điện cho Đức năm ngoái, thấ♒p hơn nhiều so với mức 30,8% điện từ tất cả các lò phản ứng năm 1997.
"Sớm hay muộn các lò phản ứng sẽ bị loại bỏ", Bộ trưởng Kinh tế Robert Habeck nói, gạt bỏ lời kêu gọi trì𝓰 hoãn.
Chính phủ đảm bảo tình hình điện "trong tầm kiểm soát", ông Habeck tuyên bố, cho hay các kho chứa khí đốt đã đ𝕴ược lấp đầy, cơ sở hạ tầng mới đã được xây dựng để nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng, bù đắp thiếu hụt từ nguồn cung của Nga.
Ông Habeck là người thuộc đảng Xanh phản đối năng lượng hạt nhân. Ông đang tập trung thúc đẩy Đức sản xuất 80% điện từ năng lượng tái tạo vào năm 2030. Để đạt được mục tiêu 🏅này, Thủ tư📖ớng Olaf Scholz kêu gọi lắp đặt "4-5 turbin gió mỗi ngày" trong vài năm tới. Đức năm ngoái lắp đặt 551 turbin.
Trong khi nhiều quốc gia phương Tây đang t♊ăng cường đầu tư vào năng lượng nguyên tử để cắt giảm khí thải, Đức lại nhanh chóng kết thúc thời đại hạt nhân. Nền kinh tế lớn nhất châu Âu bắt đầu loại bỏ năng lượng hạt nhân theo từng giai đoạn từ năm 2002, nhưng được cựu thủ tướng Angela Merkel ♔đẩy nhanh năm 2011 sau thảm họa hạt nhân Fukushima ở Nhật Bản.
"Rủi ro tiềm ẩn từ năng lượng hạt nhân cuối cùng sẽ không thể kiểm soát", Bộ trưởng Môi trường Steffi Lemke tuyên bố. Tuần này, bà Lemke đã th❀ăm nhà máy điện hạt nhân Fu🦂kushima trước thềm cuộc họp G7 dự kiến diễn ra từ 19 đến 21/5 tại thành phố Hiroshima, Nhật Bản.
Những thách thức do cuộc xung đột Nga - Ukraine gây ra đã chấm dứt việc nhập khẩu khí đốt giá rẻ. Nhu cầu cཧắt giảm khí thải nhanh cũng thúc đẩy những lời kêu gọi Đức trì ꦿhoãn loại bỏ điện hạt nhân.
Theo kế hoạch ban đầu, Đức sẽ chấm dứt điện hạt nhân vào cuối năm 2022. Do nguồn cung khí đốt Nga suy giảm cuối năm ngoái, Berlin đã gia hạn hoạt động tại các nhà máy điện hạt nhân cho tới giữa thán🎃g 4/2023.
Đức, nước phát thải lớn nhất Liên minh châu Âu, đã t🍒ái khởi động một số nhà máy nhiệt đ✨iện than để bù đắp khoảng trống do cắt giảm khí đốt. Tình hình này khiến các lời kêu gọi trì hoãn loại bỏ điện hạt nhân gia tăng.
Chủ tịch Phòng thương mại Đức Peter Adrian cho rằng Đức cần "mở rộng nguồn cung điện" trước nguy cơ thi🤡ếu điện và tăng giá điện. Trong khi đó, ông Markus Soeder, thủ hiến bang Bavaria, kêu gọi để các nhà máy điện hạt nhân tiếp tục hoạt động và mở rộng nguồn dự phòng thêm ba nhà máy nữa.
Các nhꦛà quan sát bên ngoài cũng chỉ trích quyết định loại bỏ điện hạt nhân của Đức trong khi tăng cường sử dụng than đá. Nhà hoạt động khí hậu Greta Thunberg hồi tháng 10ℱ/2022 gọi đây là động thái "sai lầm".
Hồng Hạnh (Theo AFP)