Các thiết bị của Đức sẽ hỗ trợ MRC đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới của đập thuỷ điện Xayaburi và Do🥂n Sahong do Lào xây dựng, thông cáo của MRC ch💟o biết.
Trị giá 600.00🍸0 USD, bộ thiết bị bao gồm công cụ giám sát phù sa và lượng nước được xả, kính hiển vi, máy ghi chất lượng nước, đèn soi tảo, thuyền, bẫy cá và thiết bị GPS. Đây là một phần khoản hỗ trợ của Đức dành cho Chương trình Giám sát Môi trường chung tại Các dự án đập thủy điện trên dòng chính sông Mekong (JEM) của MRC. JEM được vận hành trong hai năm 2020-2021. Các thiết bị của Đức sẽ được lắp đặt tại ít nhất ba địa điểm ở mỗi đập để thu thập dữ liệu.
Xayaburi và Donꦯ Sahong là hai trong số 6 đập thuỷ điện Lào xây dựng trên dòng chính sông Mekong. Hai đập này đã đi vào hoạt động lần lượt từ tháng 10/2019 và tháng 1/2020.
Đại sứ Đức tại Lào Jens Lütkenherm cho biết việc phát triển thuỷ đ꧋iện có thể giúp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhưng cũng tạo ra các thách thức lớn về các tác động xuyên biên giới bất lợi cho môi trường và các hoạt động kinh tế và xã hội của người dân.
"Do đó, Đức mong MRC có các🗹 dữ liệu để tư vấn cho chính phủ bốn nước thành viên trong việc giảm thiểu các tác động có hại nêu trên", ❀Lütkenherm nói.
Trong quá trình tham vấn và xây dựng Xayaburi và Don Sahong, ba nước còn lại trong MRC là Campuchia, Thái Lan và Việt Nam cùng các bên liên quan đã kêu gọi Lào thực hiện chương trì🌱nh đánh giá đúng đắn tác động của các công trình này khi chúng đi vào hoạt động. Bộ Ngoại giao Việt Nam nhiều lần khẳng định các công trình thủy điện trên dòng chính sông Mekong cần đảm bảo không gây tác động tiêu cực đến môi trường và đời sống kinh tế-xã hội của các nước ven sông.
Sông Mekong có tổng chiều dài hơn 4.800 km, chảy qua 6 nước gồm Trung Quốc, Myanmar, Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trên thượng nguồn, Trung Quốc đang vận hành 11 đập t♔hủy điện.