🥀Nghệ sĩ Đức Lưu bây giờ đã đi qua tuổi 60. Đôi mắt dài, đen ướt biết nói như muốn giấu đi niềm khát khao, trắc ẩn. Chắc ít người hình dung được Thị Nở của Làng Vũ Đại mấy chục năm về trước đến bây giờ vẫn đẹp thế, buồn thế.
Trước khi đưa Làng Vũ Đại ngày ấy lên màn ảnh, nhà biên kịch - đạo diễn Đoàn Lê từng bị mang tiếng là tham lam vì đã tấn công một cách tổng lực vào "pháo đài" của nhà văn Nam Cao. Người ta bảo bà gom hết sự tinh tuý của Đời thừa, Sống mòn, Lão Hạc vào Làng Vũ Đại ngày ấy𒆙, thì còn ai thêm được phần nào trong cái kho báu điện ảnh ấy nữa.
Cả đoàn làm phim rất gian truân để tìm kiếm diễn viên đóng vai Thị Nở, bởi ai cũng sợ trong vai Thị Nở hình ảnh của mình bị méo mó, xấu xí quá.
𒉰Cho đến khi đạo diễn Phạm Văn Khoa tìm được Đức Lưu: "Em có đủ can đảm không?", chị đã quả quyết: "Em có thừa lòng can đảm, chỉ sợ không đủ tài năng thôi".
Thị Nở trong vườn chuối. Tranh: Mai Long |
Đức Lưu đã hoá thân thành cô Thị Nở ngay từ lần bấm máy đầu tiên. Chi tiết khó nhất và cũng gây sốc nhất mà chị phải đảm nhận là chi tiết nude trong vườn chuối của Thị Nở và Chí Phèo. Chị phải "khoe" bộ ngực trần của mình sau tán lá chuối, dưới ánh trăng. Cách đây hơn 20 năm, đây thực sự là chi tiết gây sốc. Để cứu nguy cho "Thị Nở" Đức Lưu, đạo diễn Phạm Văn Khoa phải tìm diễn viên đóng thế là một người mẫu nặn tượng tại ĐH Mỹ thuật Hà Nội.
ꦦNgười phụ nữ đóng thế cảnh này không được quá tuổi 30 và chưa sinh nở lần nào. Gần cuối cảnh, máy quay phải "chĩa" vào khuôn mặt Thị Nở để chị đáp lời Chí Phèo. Để quay được cảnh này, diễn viên Đức Lưu phải đứng bên cạnh, mặc áo thật nhanh.
𓂃"Có lẽ vì khó quá nên đây là cảnh phải quay đi quay lại nhiều nhất của phim (8 lần) mới thành công. Cô diễn viên đóng thế ban đầu co rúm lại, sau đó lại nằm thuỗn ra vì... sợ. Còn tôi, chỉ góp mặt đúng giây cuối cùng nhưng cũng phải trốn chồng để đóng", chị cho biết.
Vai diễn đó khiến Đức Lưu nổi tiếng. Trong cuộc đời diễn viên của mình chị đã gặp được một kịch bản hay, một vai diễn có tính cách, có số phận và gặp được cả tình yêu chân thành từ khán giả. Ngay chính chị cũng không ngờ rằng sau nhiều vai diễn đáng nhớ: cô Mận xinh đẹp trong Những cô gái công trường, vai chính diện trên sân khấu như Nga - vợ một thiếu uý ngụy trong Đêm tháng 7, Enny trong Con tôi cả♒... thì vai Thị Nở vẫn luôn ám ảnh trong tâm trí chị.
꧂Nghệ sĩ nói rằng: "Tôi đã đọc nhiều tác phẩm cổ điển của văn học thế giới, bắt gặp nhiều hình phạt khác nhau nhưng một hình phạt lớn nhất đối với người phụ nữ là cướp đoạt sắc đẹp của họ. Sắc đẹp của người đàn bà bao giờ cũng là thứ vũ khí sắc bén nhất. Thị Nở cũng là người bất hạnh vì không có nhan sắc, lại bị cùng quẫn trong sự hà khắc của xã hội phong kiến".
꧟Sau khi bộ phim được trình chiếu, nhiều họa sĩ tên tuổi như Bùi Xuân Phái, Dương Bích Liên, Trần Văn Cẩn... đã vẽ lại hình ảnh Đức Lưu với vai diễn Thị Nở chứ không phải chân dung thật ngoài đời. Chị thú nhận những bức tranh đó khiến chị rất tâm đắc. Nó có ý nghĩa rất lớn với cuộc đời làm nghệ thuật của Đức Lưu mà không diễn viên nào có được.
Sau khi bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy ꧙công chiếu rộng rãi, đi đến đâu người ta cũng gọi Đức Lưu là Thị Nở. Chị kể, vinh dự như thế cũng không phải là dễ chịu lắm. Hằng ngày có bao nhiêu người đứng từ phía ngoài chỉ: "Nhà Thị Nở đấy". Đi ra sân phơi quần áo người ta cũng gọi là Thị Nở. Đến nỗi ông chồng chị, GS-TS Trần Hạ Phương phải đi mua một tấm mành che cửa về treo.
Con chị đi học thường bị các bạn trong trường gọi là: "Con Chí Phèo" hoặc "Con Thị Nở". Các con chị xấu hổ đến mức phải thốt lên: "Nếu sau này con không thi được tốt nghiệp, không vào được đại học tất cả là tại mẹ".
🏅Nhiều đêm nằm nghĩ một mình, chị đau khổ dằn vặt và tự khóc để quên đi. Hơn 20 năm qua, chị vẫn ám ảnh bởi vai diễn này để mỗi sớm mai thức dậy, lại giật mình soi gương xem có còn là mình không. Phải mất hơn 10 năm gia đình chị mới lấy được thăng bằng.
꧅Trong cái tủi đã đến với chị thì cũng có cái vinh. "Tôi nhớ lần đó khi đi sang dự đại hội tại Matxcơva, có buổi giao lưu với 500 công nhân Việt Nam. Khi biết tôi là người đóng vai Thị Nở, họ đã công kênh lên. Sau này, trong một lần dự lễ kỷ niệm ngày Quốc khánh Nga, vị đại sứ Nga hỏi vui: "Cho tôi xin bát cháo hành chị Lưu ơi".
ౠĐã hơn 20 năm trôi qua, sau vai diễn Thị Nở để đời, nghệ sĩ Đức Lưu không còn xuất hiện trong bất kỳ một vai diễn nào khác. Chị rút lui khỏi màn ảnh và rời xa ánh đèn sân khấu không phải vì tình yêu nghệ thuật đã cạn kiệt, mà là vì chuyển sang làm công tác đối ngoại theo yêu cầu của Thành uỷ Hà Nội.
📖Cuộc chia tay với sân khấu, với màn ảnh luôn khiến chị day dứt. Chị nhớ sân khấu, nhớ nghề đến nao lòng. Thế rồi kế hoạch thành lập một hãng phim tư nhân tại Hải Phòng của chị và đạo diễn Đoàn Lê cùng bạn bè nghệ sĩ đang gấp rút hoàn thành.
𝓡Thời gian trong cuộc đời mà chị làm nghệ sĩ không nhiều, nhưng tên tuổi Đức Lưu cũng đủ đã được "đóng đinh" cả trong và ngoài nước với vai Thị Nở. Cái cốt yếu là chị cảm thấy bằng lòng với chính mình trong cuộc sống hiện tại. Đó là tổ ấm hạnh phúc với hai người con trai thành đạt và người chồng hiểu vợ mình hết mực. Ấy cũng là hạnh phúc lớn nhất với cuộc đời của một người nghệ sĩ.
(Theo Gia Đình Xã Hội)