"Pháp, Đức và Anh đang hoàn thiện một tuyên bố chung sẽ nêu bật việc chúng tôi lên án rất mạnh mẽ và kịch liệt" chiến dịch, Bộ 🅷trưởng các vấn đꦫề châu Âu của Pháp Amelie de Montchalin nói với quốc hội nước này ngày 9/10.
Thổ Nhĩ Kỳ "sẵn sàng mạo hiểm gây bất ổn hơn nữa cho khu vực và hồi sinh Nhà nước Hồi giáo (IS). Syria cần sự ổn định và tiến trình chính trị. Tuy nhiên, cuộc tấn công của Thổ Nhĩ Kỳ có nguy cơ gây ra thảm họa nhân đạo mới", Ngoại trưởng Đức Heiko Maas ra tuyên bố. Ông khẳng định Berlin sẽ "thúc giục Thổ Nhĩ Kỳ chấm dứt tấn công và theo đu🎃ổi lợi ích an nin♈h một cách hòa bình".
Ba quốc🌠 gia châu Âu nói trên đang xem xét liệu có nên đưa vấn đề này lên Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc hay không. Montchalin cho biết thêm rằng tuyên bố riêng của 28 quốc gia Liên minh châu Âu vẫn chưa được thống nhất vì một số quốc gia chưa ký. Một nguồn tin cho biết Hungary đã chặn tuyên bố này.
Các Lực lượng Vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ và Quân đội Syria Tự do ngày 9/10 bắt đầu tấn công ngư💟ời Kurd ở đông bắc Syria bằng không kích và pháo kích. Một số vụ nổ lớn đã làm♉ rung chuyển thị trấn Ras al Ain, Syria, nằm gần thị trấn Ceylanpinar của Thổ Nhĩ Kỳ. Hàng nghìn người chạy trốn khỏi Ras al Ain về phía tỉnh Hasaka do SDF kiểm soát.
Thổ Nhĩ Kỳ coi dân quân người Kurd (YPG) ở Syria là khủng bố và quyết tâm quét sạch lực lượng này, mặc dù YPG là lực lượng nòng cốt của Các lực lượng Dân chủ Syria (SDF), đồng minh của Mỹ trong cuộc chiến chốn♊g IS.
Nhà Trắng hôm 7/10 thông báo rút lực lượng Mỹ khỏi miền bắc Syria, tỏ ý không ngăn cản chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm vào SDF. Quyết định này khiến Tổng thống Mỹ Donald Trump hứng chịu nhiều chỉ trích, được ví như hành động "đâm sau lưng" đồng minh. Trump ngày 8/10 viết trên Twitter rằng ông sẽ không bỏ rơi lực lượng người Kurd.
Phương Vũ (Theo Reuters)