1. Thị trường chứng khoán: Argentina thắng
Năm nay, Argentina đã khiến c൲ả thế giới phải chú ý khi thị trường chứng khoán n𝓡ước này tăng trưởng mạnh nhất toàn cầu, với 60%. Trong khi đó, Đức chỉ tăng hơn 1%.
Theo CNN, sự khác biệt này thậm chí còn rõ rệt hơn nếu nhìn vào thị trường hai nước từ khꦜi World Cup khởi tranh. Chứng khoán Argentina tăng 7% trong khi Đức lại đi xuống.
Theo Goldman Sachs, thị trường chứnﷺg khoán sẽ được "kích thích" tạm thời tại quốc gia vô địch World Cup. Việc này sẽ kéo dài khoảng một tháng. Còn thị trường tại nước á quân có xu hướng sụt giảm.
2. Kinh tế vĩ mô: Đức thắng
Kinh tế Đức rõ ràng mạnh hơn nhiều so với Argentina. Theo báo c♌áo mới nhất, Đức tăng trưởng 2,3% mỗi năm và lạm phát cũng ở mức thấp.
Trong khi đó, kinh tế Argentina đang co lại, còn lạm phát tăng tốc. Cơ quan thống kê nước này cho biết lạm phát vào khoảng 15% mỗi năm, nhưng các nhà kinh tế học cho rằng con số t𒁃hự🅰c có thể còn gấp đôi. Lạm phát cao có nghĩa người dân Argentina sẽ phải trả nhiều hơn cho các mặt hàng từ gas đến nhà cửa, trong khi lương của họ vẫn đứng yên.
Dù vậy, kinh tế Đức cũng không hoàn toàn là màu 🥂hồng. Hôm qua, Bộ Kinh tế nước này cảnh báo tăng trưởng trong quý II sẽ chậm lại đáng kể, do꧙ sản xuất không tăng mạnh. Đức cũng chịu ảnh hưởng một phần từ căng thẳng Nga - Ukraine.
3. Trái phiếu: Đức thắng
Việc này tương đối dễ hiểu vì Argentina đang trên bờ vực vỡ nợ. Nếu thành sự thật, đây sẽ là lầ😼n thứ hai trong 14 năm qua. Bộ trưởng Kinh tế của quốc gia Nam Mỹ đã dành rất nhiều thời gian tại New York để đàm p🦹hán với các chủ nợ về thời gian và số tiền phải trả. Argentina phải trả hết, hoặc đạt một thỏa thuận với các chủ nợ vào cuối tháng này. Kể cả chức vô địch World Cup cũng khó cứu được họ.
Trong khi nợ của Argentina đang được Moody’s đánh giá ở mức "rác", trái phiếu của Đức lại được chấm ♎Aaa - mức cao nhất.
ℱSức ảnh hưởng giữa kinh tế và màn trình diễn của các quốc gia tại World Cup vẫn còn là chủ đề tranh cãi trên thế giới. Trong cuốn sách Soccernomics, nhà nghiên cứu thể thao Simon Kuper và nhà kinh tế học Stefan Szymanski cho biết các quốc gia nghèo khó thường không đạt thành tích tốt do cầu thủ thiếu dinh dưỡng và thể hình kém hơn đ🎶ối thủ tại các nước phát triển. Đội tuyển của họ cũng không nhận được nhiều tài trợ.
Trình độ phát triển kinh tế của Đức và Argentina gần như tương đương. Vì vậy, kinh tế sẽ khôn💫g phải là yếu tố ảnh 💟hưởng đến cuộc chơi. Tuy nhiên, ngoài thi đấu vì danh dự, có lẽ cả hai cũng muốn giành một chút lực đẩy tài chính cho quốc gia mình.
Hà Thu